10 Nước Giàu Nhất Thế Giới 2022

10 Nước Giàu Nhất Thế Giới 2022

Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Mỹ xếp vị trí 7 trong danh sách 10 nước giàu nhất thế giới

Hoa Kỳ hay Mỹ thì quá nổi tiếng với thế giới, hầu hết ai trên hành tinh này cũng từng nghe nhắc đến Mỹ, quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh, và đồng tiền chung USD. Hiện tại, dân số tại Mỹ đang vào khoảng 336.7 triệu người (tính đến tháng 07/2023) và có GDP 78,400 USD.

Nền kinh tế tại Mỹ cũng là một nền kinh tế hỗn hợp, đây là cái nôi phát triển của rất nhiều ngành và lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ trên hành tinh này.

Tính theo giá trị GDP danh nghĩa thì Mỹ đứng đầu toàn cầu và theo giá trị ngang giá sức mua PPP thì đứng thứ hai (số liệu năm 2021). Tại Hoa Kỳ, tài nguyên thiên nhiên trù phú, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, năng suất lao động rất cao. Người dân tại Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối OECD.

Iceland là nước giàu thứ 8 trên thế giới với GDP 78,000 USD

Tính đến hết tháng 12/2022, Iceland chỉ có khoảng gần 345,000 người. Từ những ngư dân chỉ biết đến nghề đánh bắt cá và buôn bán các sản phẩm từ cá, bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008, Băng Đảo Iceland phục hồi thần kỳ nhờ du lịch và công nghệ.

Để đa dạng hoá mô hình tăng trưởng và lĩnh vực tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ quốc gia này đã mạnh mẽ chuyển đổi qua nhiều lĩnh vực như công nghiệp lắp ráp, dịch vụ, phát triển phần mềm, công nghệ sinh học, ngân hàng… Giờ đây hàng loạt các công ty công nghệ khởi nghiệp với mô hình tập trung vào phát triển bền vững các ngành kinh tế truyền thống tại Iceland, mở ra một “lối thoát đẹp” nếu như khủng hoảng như năm 2008 có quay trở lại.

Ireland - nước giàu thứ 2 thế giới

Đứng ở vị trí thứ hai là Ireland với GDP bình quân đầu người là 107,000 USD.

Ireland là đảo quốc lớn thứ ba trên thế giới nằm ở phía tây của nước Anh. Ireland luôn đứng ở top đầu các quốc gia tại Châu Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với thị trường xuất khẩu máy tính và dịch vụ internet lớn thứ hai hành tinh. Rất nhiều tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Amazon, Apple, Facebook… chọn làm nơi đặt trụ sở. Không ngoa khi người ta mệnh danh đây là trung tâm phương tiện truyền thông kỹ thuật số của Châu Âu.

Ireland có khoảng 5 triệu người với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các hệ thống dịch vụ du lịch cũng rất thu hút khách nước ngoài tới đây thăm quan.

Na Uy đứng thứ 5 trong top 10 nước giàu nhất thế giới

Na Uy có GDP trung bình 88,800 USD

Na Uy là quốc gia ở Bắc  u theo thể chế quân chủ lập hiến, giáp với Phần Lan, Nga và Thuỵ Điển. Kinh tế tại Na Uy là một nền kinh tế hỗn hợp, pha trộn giữa hoạt động thị trường tự do và sở hữu Nhà nước. Các lĩnh vực chủ chốt gồm dầu mỏ, năng lượng thuỷ điện, chế tạo nhôm. Mức chi phí sống tại Na Uy cao hơn Mỹ khoảng 30% và cao hơn Anh 25%.

Vị trí cuối của bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới là Đan Mạch

Tính đến hết năm 2022 thì Đan Mạch có khoảng 5.8 triệu người, GDP của Đan Mạch vào năm 2022 là 442.85 tỷ USD, bình quân đầu người là 66,400 USD. Với một nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu chiếm gần 60% GDP, nhiều năm được Ngân hàng Thế giới xếp hạng vào top các nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

Đan Mạch tự cung tự cấp về năng lượng (dầu, khí tự nhiên, năng lượng gió và sinh học), xuất khẩu chính là máy móc, dụng cụ và thực phẩm. Chi phí trả lương cho người lao động cao hàng đầu thế giới.

Đan Mạch là quốc gia duy nhất ở Bắc  u thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, Chính phủ nước này luôn ủng hộ chính sách thương mại tự do, đem lại tác động tích cực cho các nước đối tác.

Dự báo GDP bình quân đầu người toàn cầu năm 2023 tăng hơn 520 USD so với năm 2022 ở mức 13,400 USD (lưu ý đây là con số danh nghĩa chưa được điều chỉnh lạm phát). Hầu hết những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng đều nằm ở khu vực Châu  u và Bắc Mỹ - nơi đây vốn nổi tiếng là hai lục địa giàu có nhất thế giới. Còn những quốc gia nghèo nhất thế giới thường nằm ở khu vực Châu Phi.

Tìm hiều thêm:  Danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2023

TP - Nếu được hỏi có biết gia đình nào giàu nhất thế giới? Hẳn sẽ có người nói đó là Hoàng gia của Vương quốc dầu mỏ Ả rập Saudi, hay gia tộc Rockefeller với tổng tài sản 30 nghìn tỷ USD.

Thực ra, họ không phải là gia đình giàu có nhất. Dưới đây là top 10 gia tộc giàu nhất thế giới.

Lee Kun-hee, ông chủ Samsung và các con

Có thể bạn chưa biết về họ Lee, nhưng chắc hẳn đã từng nghe đến Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung do gia đình Lee Kun-hee kiểm soát. Gia tộc Lee là đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc, có tổng cộng 85 công ty con, với hơn chục công ty niêm yết. Trong đó, có 3 công ty con nằm trong số 500 công ty hàng đầu thế giới. Gia tộc Lee không chỉ giàu có nhất mà cũng có ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc.

Đó là tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới; cũng chính là “LV Group” mà mọi người thường nhắc đến, là cơn ác mộng đối với ví tiền của hàng trăm triệu phụ nữ. Có thể nói hầu như tất cả các mặt hàng xa xỉ nổi tiếng đều do các công ty thuộc sở hữu của gia đình này sản xuất.

Từ Dior đến Givenchy, từ Louis Vuitton đến De Beers và từ Sephora tới Bulgari… những thương hiệu nghe quen này đều thuộc sở hữu của gia đình Arnault. Với đầu óc kinh doanh nhạy bén tuyệt vời của mình, gia đình Arnault đã tích lũy được số tài sản đáng kinh ngạc.

Hoàng gia cai trị Ả Rập Saudi, sự giàu có mà họ sở hữu đương nhiên khỏi nói. Hoàng gia sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất và nhiều lợi nhuận nhất thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tài sản của hoàng gia Ả rập Saudi lên tới 1.400 tỷ USD, thậm chí nhiều hơn, bởi rất khó đánh giá chính xác họ có bao nhiêu tài sản. Cho đến nay, Hoàng gia Ả rập Saudi Arabia đã phát triển thành một gia tộc khổng lồ với hàng chục nghìn thành viên, phần lớn họ đều có công ty kinh doanh.

DuPont không chỉ là gia tộc lâu đời nhất, kỳ lạ nhất và giàu có nhất nước Mỹ, còn là công ty tồn tại lâu nhất trong số các công ty Fortune 500. Gia tộc này đã duy trì sự thịnh vượng kéo dài suốt 250 năm, phá vỡ quy tắc “ai giàu ba họ ai khó ba đời”. Họ cũng cùng với tập đoàn Morgan cùng kiểm soát công ty ô tô General Motors lớn nhất nước Mỹ. Riêng ở Trung Quốc, gia đình DuPont đã thành lập hơn 40 công ty với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Cho đến nay, gia tộc này đã sản sinh ra 250 người giàu và 50 người siêu giàu.

Nhắc đến người sáng lập gia đình Ford, tất cả những người yêu xe đều rất quen thuộc với cái tên Henry Ford nổi tiếng, người sáng lập Công ty Ford Motor. Đây là một trong những công ty ô tô lớn nhất thế giới với hoạt động kinh doanh chính là sản xuất ô tô; đồng thời cũng tham gia vào các lĩnh vực điện tử, hàng không, thép, công nghiệp quân sự, thực sự là một tập đoàn công nghiệp lũng đoạn xuyên quốc gia.

Gia tộc Windsor có thể nói là một trong những hoàng tộc lâu đời và danh giá nhất thế giới phương Tây hiện nay. Gia tộc này đã ngự trị ngai vàng của Anh hơn 100 năm và họ có quyền quản lý cao nhất của Cơ quan Lưu trữ quốc gia. Điều này cho phép họ sử dụng quyền lực của mình một cách không hạn chế và là nguyên thủ của 15 quốc gia. Tuy Nữ hoàng Elizabeth II đã qua đời, nhưng tài sản của hoàng gia vẫn giàu nhất cả nước. Ngoài Cung điện Buckingham, nơi có khối tài sản đất đai trị giá hơn 11 tỷ USD và diện tích bất động sản rộng hơn 20.000 ha, Hoàng gia Anh còn có vô số đồ trang sức, xe hơi cổ, bộ sưu tập nghệ thuật, nội thất sang trọng, cổ phiếu....

Không chỉ là gia đình lớn nhất nước Mỹ, đây cũng là gia đình giàu nhất nước Mỹ. Tài sản của gia đình này nhiều hơn cả Buffett và Bill Gates cộng lại, thậm chí cao hơn GDP của Singapore. Sở dĩ gia đình Walton giàu có như vậy là do họ kiểm soát Công ty Walmart 8 năm liên tiếp đứng đầu danh sách Fortune 500. Nói đến Walmart, nhiều người trên thế giới hẳn đều không lạ gì nó, đây là doanh nghiệp bán hàng theo chuỗi lớn nhất thế giới. Walmart không chỉ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Mỹ mà còn giữ địa vị đòn bẩy trên thế giới. Gia đình Walton đã tích lũy được hơn 150 tỷ USD tài sản từ Walmart.

Ở Mỹ, danh tiếng của gia tộc Rockefeller không ai có thể sánh bằng. Gia tộc này đã tham gia vào kinh doanh, chính trị, từ thiện và nghệ thuật. Đó là sự tồn tại mà nhiều gia đình siêu lớn thậm chí không thể mơ tới. Người sáng lập gia tộc, ông John Rockefeller, là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử loài người.

Vương triều dầu mỏ do ông mở ra đã duy trì vị thế độc quyền ở Mỹ trong suốt 85 năm, sở hữu hơn 90% hoạt động lọc dầu và khai thác dầu thô của Mỹ, tạo lập thành công thời đại độc quyền đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Gia tộc này cũng tích cực đầu tư vào ngành giáo dục. Theo thống kê, tổng tài sản của gia đình Rockefeller lên tới 30 nghìn tỷ USD, tương đương 1,5 năm GDP của cả nước Mỹ.

Gia tộc Morgan chính xác là một gia đình kinh doanh. Cho đến nay họ đã có lịch sử phát triển hơn 400 năm và liên tục tạo ra nhiều kỳ tích kinh tế khác nhau trong quá trình phát triển, tầm ảnh hưởng của nó được gọi là “Napoléon” của Phố Wall. Họ đã giúp nước Mỹ vượt qua hai lần suy thoái kinh tế và còn sử dụng nguồn vốn khổng lồ của mình để cho các nước khác vay. Trong đó bao gồm trái phiếu kho bạc trị giá 50 triệu USD của Pháp, trái phiếu kho bạc 75 triệu USD của Argentina, trái phiếu kho bạc 112 triệu USD của Mexico, thậm chí mua trái phiếu kho bạc của Anh trị giá 1,8 tỷ USD.

So với những gia tộc khác, gia tộc Rothschild tương đối bí ẩn và kín tiếng, có lẽ rất ít người từng nghe đến. Gia tộc này nổi lên vào đầu thế kỷ 19 và người sáng lập là Meyer Rothschild.

Một kho vàng của Gia tộc Rothschild

Ông Meyer và năm người con trai của mình, (Five Rothschild’s Tigers), lần lượt mở ngân hàng ở các thành phố nổi tiếng ở châu Âu như London, Paris và Vienna, lập ra vương quốc tài chính lớn nhất thế giới. Rothschild hiện là gia tộc tài chính danh giá nhất châu Âu và thậm chí cả thế giới.

Hoàng gia Saudi Arabia – 1.400 tỷ USD

Gia tộc Saud cai trị Saudi Arabia từ năm 1744 và thậm chí đã đặt tên đất nước theo gia đình họ (Saudi Arabia). Nhà vua Salman - người trị vì kể từ năm 2015 được cho là sở hữu tài sản cá nhân trị giá 18 tỷ USD, biến ông trở thành thành viên Hoàng gia

Hoàng tử Alwaleed bin Talal được cho là thành viên Hoàng gia giàu có thứ hai trong gia đình với 16 tỷ USD.

Gia đình Hoàng gia Saudi Arabia có tổng cộng hơn 15.000 thành viên, sở hữu khối tài sản ròng trị giá khoảng 1.400 tỷ USD.

Những thành viên chủ chốt của hoàng gia Trung Đông này có cuộc sống xa hoa với máy bay tư nhân, du thuyền hay lâu đài dát vàng.

Ngoài nguồn lợi nhuận lớn đến từ việc khai thác dầu, hoàng gia Saudi còn có cổ phần tại một tập đoàn truyền thông sở hữu những tờ nhật báo Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah.

Hoàng gia Kuwait - 360 tỷ USD Gia tộc Sabah cai trị Kuwait từ năm 1752 và được biết đến với những khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty blue-chip lớn ở Mỹ.

Gia đình Hoàng gia Kuwait có khoảng 1.000 thành viên và hiện do Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Sabah đứng đầu, người kế vị ngai vàng vào năm 2020 sau khi người anh cùng cha khác mẹ Sheikh Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al- Sabah qua đời.

Ước tính, gia đình Hoàng gia Kuwait sở hữu khối tài sản trị giá 90 tỷ USD vào năm 1991, nhưng khi giá cổ phiếu tăng, hiện gia tộc này đang nắm giữ khối tài sản có giá trị lên tới 360 tỷ USD.

Gia tộc Thani trị vì Qatar là một trong những gia tộc giàu có nhất thế giới. Gia đình Hoàng gia này nắm giữ các khoản đầu tư bất động sản của quốc gia này trên toàn cầu bao gồm tòa nhà chọc trời London’s Shard (Anh), Harrods department store (Anh) và Empire State (Mỹ).

Trong đó, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, hiện đang nắm giữ khối tài sản ròng có giá trị 2 tỷ USD. Ở tuổi 41, Sheikh đang là quốc vương trẻ nhất trên thế giới và là một trong số 8.000 thành viên Hoàng gia Qatar.

Hoàng gia Abu Dhabi, UAE - 150 tỷ USDHoàng gia Abu Dhabi hiện là gia tộc cai trị 7 tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất từ năm 1793. Khối tài sản ước tính 150 tỷ USD của Hoàng gia Abu Dhabi chủ yếu đến từ việc bán dầu từ những năm 1970. Lợi nhuận khổng lồ cho phép vị sheikh quá cố và hoàng thân trở thành những địa chủ giàu có nhất London.

Trong đó, Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống, Thủ tướng UAE kiêm quốc vương Dubai, có khối tài sản lên đến 18 tỷ USD.

Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan, cựu tổng thống UAE, sở hữu mảnh đất trị giá 7,1 tỷ USD ở thủ đô của Anh quốc. Theo The Guardian, riêng tiền thu được từ việc cho thuê mảnh đất này cũng giúp ông Sheikh thu về tới 200 triệu USD/năm.

Theo tạp chí Forbes, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là một trong những vị nữ hoàn có thời gian trị vì dài nhất lịch sử. Sau khi qua đời, bà để lại khối tài sản ròng ước tính khoảng 500 triệu USD.

Bên cạnh đó, các thành viên Hoàng gia Anh cũng đang nắm giữ khối tài sản ròng có tổng giá trị 88 tỷ USD.

Hầu hết tài sản của Nữ hoàng Elizabeth II được tạo ra bởi Sovereign Grant (trợ cấp hoàng gia) cùng với việc sở hữu vương miện, nhiều tài sản của gia đình, bao gồm dinh thự Sandringham ở Norfolk và Balmoral ở Scotland...