Dưới đây là bảng thống kê hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy được dùng hiện nay.
Dưới đây là bảng thống kê hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy được dùng hiện nay.
Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Có nhiều hơn một lựa chọn để xét tuyển vào những trường đại học, tăng tỷ lệ đỗ. Có thể dễ dàng nhận thấy NEU, FTU, BA, AOF, HMU, các trường trực thuộc ĐHQG đều chuộng kết quả ĐGNL và dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức XTS này hơn.
Có nhiều đợt để tham gia (thí sinh được tham dự tối đa 2 lần thi) trong khi ký thi chung chỉ có 1 lần duy nhất trong năm. Nên kết hợp thi ĐGNL với THPT để tăng cơ hội đỗ đại học.
Là cơ hội để review kiến thức, đánh giá năng lực bản thân, từ đó có những phương án ôn thi định hướng phù hợp hơn.
– Học sinh đang học lớp 12 bậc THPT hoặc tương đương; Người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên trong thời gian 3 năm tính đến năm dự thi. Trường hợp khác có nguyện vọng dự thi liên hệ Hội đồng thi xem xét quyết định.
– Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không phục vụ các cá nhân là sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, người đi thi… đăng ký dự thi HSA với mục đích tổ chức các hoạt động luyện thi đánh giá năng lực.
– Bài thi HSA được tổ chức trên máy tính và không có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật. Thí sinh là người khuyết tật cần liên hệ với Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN để xem xét điều kiện dự thi trước khi đăng ký tham dự kỳ thi, trong trường hợp đặc biệt báo cáo Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN quyết định.
Các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực sẽ làm bài thi trên MÁY TÍNH.
Cấu trúc đề thi chi tiết bao gồm:
Phần 1- Định lượng: Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút)
Gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần 2- Định tính: Ngôn ngữ – Văn học (50 câu hỏi, 60 phút)
Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Phần 3 – Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút) hoặc Ngoại ngữ
Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực (i) Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành vật lý…); (ii) Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carbonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành hóa học…); (iii) Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành sinh học….); (iv) Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…); (v) Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế – xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…). Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.
Đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 năm 2024, cùng theo dõi HOCMAI để cập nhật thông tin nhanh nhất về kỳ thi này nhé.
Để ôn luyện bám sát cấu trúc đề thi ĐGNL mới nhất, 2K7 tham khảo ngay phương pháp tại đây nhé: https://hocmai.link/UjolGm
Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định việc cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.
Theo đó, thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.