Bạn là người nước ngoài đang làm việc tại Nhật theo diện kỹ sư thì các bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với người bao động bình thường. Việc có thể bảo lãnh vợ, con sang Nhật là một trong những lợi thế khi làm việc theo diện kỹ sư.
Bạn là người nước ngoài đang làm việc tại Nhật theo diện kỹ sư thì các bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với người bao động bình thường. Việc có thể bảo lãnh vợ, con sang Nhật là một trong những lợi thế khi làm việc theo diện kỹ sư.
Đơn xin tư cách lưu trú tại Nhật (COE) là một tài liệu quan trọng cần thực hiện trước khi chính thức nộp đơn xin visa lên ĐSQ hoặc LSQ. Đây là công việc của phía người bảo lãnh bên Nhật Bản, các bạn có thể tham khảo cách điền đơn xin tư cách lưu trú ngay bên dưới:
Dưới đây là một số điều kiện để có thể bảo lãnh vợ con sang Nhật:
Nếu bạn đang ở Nhật và muốn bảo lãnh vợ sang Nhật, bạn hãy lưu lại ngay các điều kiện dành cho người bảo lãnh sau:
1/ Giấy xác nhận số dư tài khoản (tối thiểu 100man/người).
2/ Thư mời: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/100111437.pdf.
3/ Thư bảo lãnh: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/100111438.pdf.
4/ Lịch trình: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000475041.pdf.
5/ Name list (nếu từ 2 người trở lên): https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000475046.pdf.
– Người mời đã đi làm: Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty.
– Người mời đang đi học: Giấy xác nhận đang theo học tại senmon, đại học.
Bên cạnh đó, phía người được bảo lãnh cũng cần chuẩn bị các giấy tờ xin visa Nhật gồm:
1/ Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng.
2/ Ảnh 3.5cm x 4.5cm nền trắng, rõ mặt, không đội mũ.
3/ Đơn xin visa: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/100474964.pdf
– Hướng dẫn điền đơn xin visa Nhật.
4/ Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE (Bản scan)
5/ Chứng minh mối quan hệ (Giấy kết hôn).
– Cần thêm giấy khai sinh (Nếu dẫn con theo).
7/ Sao kê tài khoản trong 6 tháng gần nhất (nếu có).
Trong phần tiếp theo, Nippon Travel sẽ gửi tới bạn các kinh nghiệm bảo lãnh vợ con sang Nhật:
Nếu không thành công trong việc bảo lãnh vợ sang Nhật, hãy xem xét các lựa chọn khác về visa. Bạn có thể xem xét đưa vợ sang thăm Nhật Bản theo các hình thức visa khác như: visa du lịch, thăm thân ngắn hạn, tham gia chương trình học tập, làm việc tạm thời, đầu tư hoặc kinh doanh.
2/ Xin ý kiến từ những người đã thành công
Tìm hiểu kinh nghiệm và lời khuyên từ những người đã thành công trong việc bảo lãnh vợ sang Nhật, gồm: người thân, các thành viên trong diễn đàn hoặc cộng đồng trực tuyến có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xin visa và cách khắc phục.
Nếu bạn cho rằng quyết định từ chối visa là không chính xác, bạn có thể gửi đơn kháng nghị tới ĐSQ hoặc LSQ Nhật Bản. Trong đơn này, bạn cần giải thích lý do tại sao bạn cho rằng quyết định từ chối là không công bằng và cung cấp bằng chứng để chứng minh điều đó.
Để có thể bảo lãnh được người thân sang Nhật thì kỹ sư cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có một số nguyên nhân phổ biến khiến việc bảo lãnh vợ sang Nhật có thể bị trượt.
– Không đáp ứng yêu cầu tài chính.
– Thiếu giấy tờ hoặc giấy tờ không đầy đủ.
– Thiếu trung thực khi không cung cấp mâu thuẫn ở các loại giấy tờ.
– Quan hệ hôn nhân không được công nhận hoặc không chứng minh được.
– Lý do an ninh và yếu tố cộng đồng với người từng có vi phạm pháp luật.
Nếu đơn xin visa bảo lãnh vợ sang Nhật bị từ chối, hãy thử một số cách khắc phục phía dưới đây:
– Chuẩn bị lại giấy tờ và hồ sơ, bổ sung thông tin hoặc tài liệu cần thiết.
– Sửa đổi thông tin giữa các tài liệu để có sự đồng nhất.
– Cải thiện khả năng tài chính bao gồm: tăng thu nhập, tích lũy tài sản hoặc tìm các nguồn tài chính bổ sung.
+ Điều này để chứng minh bạn có khả năng nuôi sống vợ con ổn định ở Nhật Bản.
– Nhờ sự hỗ trợ của Công ty ủy thác xin visa, chuyên gia hoặc luật sư để hiểu rõ hơn về quy định và yêu cầu của ĐSQ.
– Xem xét lại kế hoạch như: thay đổi thời gian, địa điểm hoặc mục đích du lịch để tăng tỷ lệ bảo lãnh vợ sang Nhật.
Khi bảo lãnh vợ sang Nhật, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên ghi nhớ:
– Đảm bảo hiểu và đáp ứng tất cả các yêu cầu trước khi tiến hành thủ tục bảo lãnh.
– Đảm bảo có tất cả các giấy tờ cần thiết, không bỏ sót hoặc để trống bất cứ mục nào và thông tin chính xác 100%.
– Sau khi có COE nên nộp hồ sơ xin visa trước khoảng 1 tháng trước ngày dự kiến nhập cảnh Nhật Bản.
– Tuân thủ tất cả các quy định và điều kiện liên quan đến tư cách lưu trú, xuất nhập cảnh của Chính phủ Nhật Bản.
– Nếu bạn gặp bất kỳ câu hỏi nào về quy định hoặc quy trình bảo lãnh vợ sang Nhật, hãy liên hệ với Công ty ủy thác để được hỗ trợ về dịch vụ xin visa Nhật.
Điền đầy đủ thông tin và gửi kèm ảnh theo mẫu đơn
Sau khi nộp sẽ được bên cục check và gửi lại cho bạn mã số hồ sơ; mã số này cần nhớ để có trường hợp hồ sơ có vấn đề bạn có thể liên hệ với bên cục và đọc mã số hồ sơ để họ kiểm tra
Thông thường thời gian ra tư cáchh lưu trú sẽ là 1 tháng hoặc có chỗ nhanh sẽ chỉ 2 tuần. Trong trường hợp thủ tục của bạn bị thiếu thì cục sẽ gửi thư thông báo để bạn bổ sung và thời gian có tư cách sẽ lâu hơn
Đảm bảo đồng nhất về thông tin khai đơn ghi visa ở Đại Sứ Quán Nhật Bản cũng như Việt Nam
Khi nhận được tư cách lưu trú, vợ sẽ mang lên Đại Sứ Quán Nhật Bản để xin visa
Giấy tư cách lưu trú gửi ở Nhật về (bản chính+photo) Hộ chiếu của của vợ/con Đăng kí kết hôn (bản chính + photo) Đơn xin visa down trên trang chủ của đại sứ quán Nhật tại Việt Nam Ảnh 3X4 đằng sau ghi tên
Trên đây là toàn bộ quy trình và thủ tục để người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản theo diện kỹ sư có thể bảo lãnh vợ, con sang Nhât. Những thông tin này không quá khó nhưng sẽ giúp nhiều cho các bạn tránh việc phát sinh chi phí thuê bên thứ 3. Chúc các bạn thành công và sớm đoàn tụ cùng gia đình.
Để bảo lãnh vợ sang Nhật, bạn cần chuẩn bị các tài liệu bảo lãnh theo đúng quy định do ĐSQ hoặc LSQ Nhật Bản yêu cầu. Theo cập nhật mới nhất, hồ sơ bảo lãnh vợ con sang Nhật phải có giấy chứng minh mối quan hệ là Đăng ký kết hôn của bố/mẹ và Giấy khai sinh của con.
Trong bài viết này, Nippon Travel sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục bảo lãnh vợ sang Nhật chi tiết nhất. Những lưu ý trong khi làm hồ sơ bảo lãnh vợ sang Nhật để tăng tỷ lệ đậu?
– Hàng tháng có bảng lương nhưng lên công ty xin tổng hợp lại
có ghi rõ các khoản khấu trừ như thuế thu nhập, thuế thị dân, bảo hiểm……
– Nếu là con: Giấy khai sinh của con, nếu con cùng sổ hộ khẩu thì thêm sổ hộ khẩu.
Với mỗi 1 giấy tờ cần chuẩn bị bản sao(hoặc photo công chứng)
+ bản dịch có đóng dấu của trung tâm dịch thuật: Về bản dịch, dịch tại Việt Nam. Không nên tự dịch mà phải ra trung tâm dịch thuật có pháp nhân, sau khi dịch xong họ sẽ đóng dấu đỏ của trung tâm dịch thuật và như vậy mới có giá trị pháp lý.
+ 1 con thì cần viết 2 bộ, 1 bộ cho thông tin vợ và 1 bộ thông tin cho con.
Để đảm bảo là bạn đang sử dụng mẫu đơn mới nhất thì bạn nên tải trực tiếp tại mục 11 website cục di trú Nhật tại địa chỉ: https://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-1-1.html (Các bạn tải file mẫu đơn PDF hoặc Excel tại mục số 11 ( 【家族滞在】・【特定活動(研究活動等家族)】・【特定活動(EPA家族)】)
Sau khi nhận được hồ sơ xin visa của bạn, ĐSQ hoặc LSQ sẽ có thời gian xét duyệt hồ sơ từ 5 – 9 ngày, không bao gồm thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ.
– Nhưng thường thì thời gian sẽ lâu hơn dựa vào số lượng hồ sơ ở thời điểm đó.
Bảo lãnh vợ sang Nhật không phụ thuộc vào thời gian kết hôn, mà phụ thuộc vào việc đáp ứng được các yêu cầu và quy định của chính phủ Nhật Bản hay không.
– Để xin được visa thì bạn phải chứng minh được khả năng tài chính, chứng minh mối quan hệ và có đầy đủ các loại giấy tờ khác.
Với visa ngắn hạn, vợ có thể lưu trú tại Nhật từ 15 – 90 ngày.
– Ngoài ra, nếu bạn xin được visa đoàn tụ Nhật, vợ con bạn có thể lưu trú tại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (hoặc hơn nữa như 3 năm, 5 năm).
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục bảo lãnh vợ sang Nhật mà Nippon muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng những thông tin trên đây, sẽ giúp gia đình bạn sẽ sớm được đoàn tụ trên Đất nước Mặt trời mọc.
Dịch vụ làm Visa đi Nhật - Đơn vị Top 1 về tỷ lệ đậu Visa Nhật Bản. Hãy liên hệ ngay tới Nippon Travel để được hỗ trợ, củng cố hồ sơ và có tỷ lệ đậu Visa lên tới 98%.
CÔNG TY TNHH DU LỊCH NIPPON TRAVEL🏘 HD09-SP.BH 66, Vinhomes Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội☎ 039.699.8888🌏 https://nippontravel.vn
Nội dung1 Dịch vụ làm visa Nhật Bản trọn gói tại Nippon Travel2 Dịch vụ xin visa Nhật Bản của...
Visa Nhật Bản là loại giấy tờ do chính phủ Nhật Bản cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh...
Để du lịch, làm việc hay công tác tại đất nước mặt trời mọc thì các bạn sẽ phải làm...
Nội dung1 Visa thăm thân Nhật Bản là gì?1.1 Ai có thể xin visa thăm thân Nhật Bản1.2 Điều kiện...
Nội dung1 Visa thương mại Nhật Bản là gì?2 Visa công tác Nhật Bản có mấy loại?3 Các đối tượng...
Nội dung1 Các loại visa Nhật Bản thông dụng2 Quy trình xin visa đi Nhật tự túc3 Thủ tục xin...
Nội dung1 Đi du lịch Nhật Bản có cần visa không?2 Nhật Bản đã cấp visa du lịch chưa?3 Xin...
Nội dung1 Công dân Việt Nam có cần xin visa Nhật không?2 Lệ phí xin visa Nhật Bản hết bao...
Nội dung1 Đi Nhật có cần visa không?2 Quá cảnh ở Nhật có cần visa không?3 Có cách nào đi...
Nội dung1 Quá trình làm visa Nhật Bản tự túc2 Các loại visa Nhật Bản thông dụng3 Thời gian xin...
Nội dung1 Trượt visa Nhật là gì?2 Những lý do khiến bạn bị trượt visa Nhật3 Trượt visa có xin...
Được bảo lãnh người thân sang Nhật diện đoàn tụ hoặc thăm thân là nguyện vọng của nhiều lao động...
Khi có người bảo lãnh trong quá trình xin visa đi Nhật và lưu trú tại xứ sở hoa anh...
Nội dung1 Quy trình xin visa du lịch Nhật Bản tự túc2 Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản...
Nội dung1 Visa kỹ sư Nhật Bản là gì?2 Quyền lợi khi có visa kỹ sư Nhật3 Điều kiện để...
Nội dung1 Những ai được bảo lãnh vợ sang Nhật2 Thủ tục bảo lãnh vợ sang Nhật theo diện đoàn...
Nội dung1 Visa đoàn tụ Nhật Bản là gì?2 So sánh visa đoàn tụ Nhật với visa kết hôn3 Đối...
Nội dung1 Visa kinh doanh ở Nhật là gì?2 Các ngành yêu cầu giấy phép kinh doanh tại Nhật3 Điều...
Nội dung1 Visa Multiple Nhật Bản là gì?2 So sánh visa nhiều lần và visa 1 lần3 Quyền lợi của...
COE (Certificate of Eligibility) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xin visa Nhật Bản. COE được cấp...
Bạn phải là công dân Mỹ hay có thẻ xanh.
Cả hai người hiện đang độc thân hay đã có án lệnh ly dị của tòa nếu đã kết hôn trước đây. Nếu bạn đã nộp đơn ly dị người phối ngẫu cũ, và đang đợi án lệnh ly dị của tòa, bạn chưa được phép làm giấy bảo lãnh (cũng như chưa được làm giấy hôn thú) với vợ/chồng mới cho tới khi có lệnh ly dị của tòa.
Bạn hội đủ điều kiện tài chánh được ấn định bởi Sở Di Trú.
Nếu tôi chỉ có thẻ xanh, bảo lãnh vợ qua Mỹ sẽ lâu hơn trường hợp người có quốc tịch là mấy năm?
Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ/chồng sẽ được vào Mỹ nhanh hơn trung bình là 4 năm so với người chỉ có thẻ xanh.
Sau 3 năm kết hôn, bạn có thể xin V-visa để đưa vợ/chồng qua Mỹ sớm hơn một chút.
Trên nguyên tắc là từ 6 tháng cho tới 1 năm, nếu làm đúng theo các thủ tục quy định bởi Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao. Nhưng trong thực tế, thời gian chờ đợi bao giờ cũng lâu hơn, trung bình là từ 1 cho tới 2 năm, nhiều truờng hợp kéo dài hơn 2 năm.
Bạn có thể nhờ người đứng bảo trợ tài chánh chung (co-sponsor). Người này không nhất thiết phải là bà con, họ hàng với bạn, nhưng người này sẽ có trách nhiệm tài chánh với người phối ngẫu của bạn đối với chính phủ Mỹ.
Được, nếu các con dưới 21 tuổi và còn độc thân, và nếu vào ngày làm đám cưới, các con riêng của người vợ dưới 18 tuổi.
Khi bạn nộp đơn I-130 để bảo lãnh vợ/chồng, thời gian chờ đợi trung bình là từ 1 tới 2 năm. Trong khi đó, trên thực tế, bảo lãnh fiancée lại được qua Mỹ nhanh hơn, cho nên Quốc Hội Mỹ mới thông qua một đạo luật cho phép người vợ/chồng, trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh được cứu xét, có thể nộp đơn xin visa K-3 để qua Mỹ làm việc. Trong trường hợp này, người có visa K-3 sẽ qua Mỹ sớm hơn vài tháng, so với người không nộp đơn xin K-3 visa.
Có K-3 visa thì được qua Mỹ sớm hơn người không có K-3 visa trung bình là 6 tháng. Tuy nhiên, qua Mỹ sớm với K-3 Visa cũng có rất nhiều điều bất lợi, chẳng hạn, nếu qua Mỹ bằng K-3 visa thì không có thẻ xanh ngay. Sau khi tới Mỹ với K-3 visa, bạn phải nộp đơn xin thẻ xanh (đừng quên bạn phải trả lệ phí cho Sở Di Trú là 1.010,00 Mỹ kim để xin thẻ xanh). Đã thế, hai vợ chồng sẽ phải trải qua một cuộc phỏng vấn ở Mỹ, thường là khá gay go. Nếu không xin visa K-3, thì qua Mỹ tuy chậm, nhưng vừa qua là có thẻ xanh 2 năm liền. Nếu bạn phải chờ trên 2 năm, kể từ ngày có hôn thú cho tới khi qua Mỹ lâu hơn 2 năm, bạn sẽ được cấp thẻ xanh 10 năm luôn.
Sở Di Trú sẽ phỏng vấn bạn trước khi cấp thẻ xanh. Chồng bạn cũng sẽ được phỏng vấn cùng lúc, nhưng thường là được phỏng vấn riêng biệt với bạn. Sở Di Trú sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu xem hôn nhân của bạn có phải là thậthay không. Bạn nên tham khảo một luật sư chuyên về di trú để chuẩn bị hồ sơ, cũng như chuẩn bị cho bạn buổi phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn, bạn phải chờ từ 3 tháng cho tới 2 năm mới có thẻ xanh.
Không. Nếu người phối ngẫu của bạn qua Mỹ một cách hợp lệ, thí dụ, bằng visa du lịch, du học, hay thăm viếng thị trường, rồi bạn làm đám cưới trong nước Mỹ. Trong trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo trợ vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và người phối ngẫu của bạn có quyền được ở lại.
Khi nộp đơn xin thẻ xanh, cùng một lúc, bạn cũng nên xin thêm giấy phép du lịch (I-131, advance parole), cũng như giấy phép làm việc (I-765, employment authorization). Nếu đơn xin được chấp thuận, người phối ngẫu có thể đi nước khác rồi trở lại Mỹ, hay có thể đi làm, trong khi đơn xin thẻ xanh còn đang được cứu xét.
Người phối ngẫu của bạn sẽ được phép ở lại tùy vào nhiều yếu tố, thí dụ, thời gian visa đã hết hạn bao lâu, hoàn cảnh cá nhân của hai người như thế nào. Có thể, Sở Di Trú sẽ cấp thẻ xanh mà không làm khó dễ và bạn chỉ phải đóng tiền phạt là 1.000.00 Mỹ kim. Sở Di Trú cũng có quyền bắt vợ bạn phải trở lại Việt Nam trong khi chờ hồ sơ được cứu xét. Trong trường hợp này, người vợ vẫn có thể xin được ở lại, nếu chứng minh được rằng việc trở về Việt Nam là một extreme hardship. Điều cần lưu ý là Sở Di Trú Hoa Kỳ có định nghĩa rất khắt khe về việc extreme hardship.
Có nhiều trường hợp bạn không thể xin cho người phối ngẫu ở lại Mỹ luôn, bằng cách nộp đơn xin Adjustment of Status, dù bạn có quốc tịch Mỹ và vợ/chồng bạn qua Mỹ hợp pháp. Thí dụ, một người qua Mỹ theo diện fiancée, nhưng lại không kết hôn với người đã bảo lãnh mình, mà kết hôn với một người khác. Một thí dụ khác, một người xin visa qua Mỹ làm việc đã ký hợp đồng hứa là trong thời gian làm việc sẽ không xin Adjustment of Status, thí dụ, làm việc trên tàu cruise ship của Mỹ, rồi khi tàu ghé hải cảng Mỹ, rời tàu rồi kết hôn với một công dân Mỹ. Trong cả hai trường hợp trên, đều không thể xin thẻ xanh ở lại Mỹ bằng cách nộp đơn xin Adjustment of Status. Họ phải về nước của mình và đợi được phỏng vấn theo diện vợ chồng.
Có. Trách nhiệm của bạn chỉ chấm dứt trong những trường hợp sau đây, khingười vợ cũ của bạn:
(3) Không trở thành thường trú nhân Mỹ và đã trở về Việt Nam.
(4) Đã hội đủ 40 quarters theo luật của Social Security.
Nếu bạn đã nhờ những người joint sponsor, cùng bảo trợ cho người phối ngẫu của bạn, họ cũng bị ràng buộc trách nhiệm cho đến khi một trong những truờng hợp trên xảy ra. Tuy nhiên, khi người bảo trợ qua đời, họ cũng hết luôn trách nhiệm đối với chính quyền liên bang về người mà họ đã bảo lãnh.