Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ lỡ khi tới Châu Phi phải kể đến tham gia vào chuyến đi săn đầy phấn khích, tìm kiếm “Big Five” huyền thoại của Châu Phi: sư tử, voi, tê giác đen, báo hoa mai và trâu nước. Trong hành trình này, quý vị sẽ ngồi trên xe jeep chuyên dụng cùng với hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm, băng qua vùng xavan rộng lớn, tìm kiếm dấu vết của những sinh vật hùng vĩ này.
Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ lỡ khi tới Châu Phi phải kể đến tham gia vào chuyến đi săn đầy phấn khích, tìm kiếm “Big Five” huyền thoại của Châu Phi: sư tử, voi, tê giác đen, báo hoa mai và trâu nước. Trong hành trình này, quý vị sẽ ngồi trên xe jeep chuyên dụng cùng với hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm, băng qua vùng xavan rộng lớn, tìm kiếm dấu vết của những sinh vật hùng vĩ này.
Châu Phi có diện tích hơn 30.221.532km2, bao gồm cả phần lục địa và các đảo xung quanh, trải dài từ 34 độ Bắc đến 34 độ Nam. Đây cũng là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Châu Á và Châu Âu. Châu Phi được nối liền với Châu Âu thông qua eo biển Gibraltar – nằm giữa Tây Ban Nha và Morocco. Bờ biển phía tây của Châu Phi giáp với Đại Tây Dương, trong khi bờ biển phía đông lại gần với biển Ấn Độ và Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược, Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong bản đồ địa chính trị thế giới.
Tận hưởng trải nghiệm nghỉ dưỡng độc đáo trong những khách sạn “đặc biệt, sử dụng chất liệu gần gũi với thiên nhiên, đem lại cho quý vị những trải nghiệm độc đáo nhất. Ở đây, không khó để quý vị lắng nghe tiếng chim hót líu lo mỗi sáng hay bắt gặp những chú khỉ tinh nghịch, nhảy nhót từ cành cây này sang cành cây khác. Thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã trong khi vẫn tận hưởng những tiện nghi hiện đại chính là điều đặc biệt nhất mà quý vị nhận được khi dành trọn kỳ nghỉ ở Châu Phi.
Thác Victoria – kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất thế giới, là toạ độ du lịch đặc sắc trên bản đồ Châu Phi mà quý vị nên tới một lần trong đời. Lắng nghe tiếng nước đổ ầm ầm từ trên cao xuống, cảm nhận sức mạnh mãnh liệt của thiên nhiên chắc chắn sẽ là trải nghiệm để đời của quý vị. Ngoài ra, quý vị cũng có thể tham gia các hoạt động thú vị khác tại đây như: đi thuyền trên sông Zambezi, chèo kayak hoặc tham gia các chuyến đi bộ ven theo chân thác nước.
Thời gian đẹp nhất để khám phá bản đồ Châu Phi chính là mùa thú di cư, từ tháng 7 đến tháng 10. Trong khoảng thời gian này, hàng triệu động vật hoang dã như linh dương, voi, ngựa vằn,… bắt đầu di chuyển, đến những vùng đất mới để sinh sống, tìm thức ăn và nước. Để có thể bắt trọn được khung cảnh vĩ đại này, quý vị nên lựa chọn tham quan tại các khu vực như Serengeti (Tanzania), Masai Mara (Kenya),…
Ngoài ra, quý vị cũng có thể ghé thăm Châu Phi vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 3. Trong thời gian này, khí hậu thường ấm áp và khô ráo, thích hợp với các hoạt động đi bộ, trải nghiệm thiên nhiên sa mạc độc đáo.
Mùa mưa ở Châu Phi thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa mưa, thiên nhiên Châu Phi dường như trở nên xanh tươi hơn. Những cánh rừng vươn cao, phủ xanh châu lục.
Sinh năm 1986 tại thôn Lương Trang, xã Thống Nhất (Hưng Hà), chàng trai Nguyễn Đông - người trong nhóm Quang Linh Vlogs (nhóm được vinh danh trong chương trình “Ngày trở về - Trái tim có nắng” của Đài Truyền hình Việt Nam dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021) và lọt tốp nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của chương trình Wechoice Awards (giải thưởng vinh danh những nhân vật, sự kiện được giới trẻ yêu thích trong năm) đã và đang cùng nhóm “Team châu Phi” làm nhiều việc thiết thực, ý nghĩa giúp người dân nghèo tại Angola - đất nước quanh năm chỉ có nắng cháy, khô cằn.
Tâm sự về công việc ý nghĩa đang thực hiện, Đông cho biết: Năm 2013 em xuất khẩu lao động tự do tại Angola, một đất nước nghèo và lạc hậu ở châu Phi. Sau một thời gian làm nghề xây dựng, em tích lũy được một số vốn và chuyển nghề quản lý bãi xe. Từ năm 2019, khi dịch bệnh bùng phát, việc làm ăn gặp khó khăn song em vẫn quyết định ở lại châu Phi và cùng một số người bạn lập nhóm “Team châu Phi” (gồm các bạn như Quang Linh Vlog, Hùng Ka Ka... - những cái tên đang nổi tiếng trên mạng xã hội và một số người bạn Angola). Cũng từ đây, hành trình mang văn hóa và nông nghiệp Việt Nam đến với đất nước lạc hậu của nhóm đã dệt nên những câu chuyện đẹp.
Khi đến thăm nhà người bạn bản xứ, đồng cảm với những người nông dân thuộc nhiều sắc tộc thiểu số nơi đây bởi họ quá nghèo, thiếu thốn đủ thứ, Đông đã cùng các bạn khoan giếng nước sạch tặng người dân. Nơi Đông ở là huyện Bailundo, tỉnh Huambo, người dân nơi đây chưa bao giờ được dùng nước sạch bởi chi phí khoan giếng đắt, vượt quá khả năng so với thu nhập của họ. Đông cùng nhóm “Team châu Phi” quyết định bỏ tiền, thuê thợ ở Huambo (cách làng Sanzala khoảng 100km) đến khoan tìm nước ngọt giúp dân làng. Đến nay, nhóm đã khoan được hơn 100 giếng nước cho các thôn bản ở vùng quê heo hút, nghèo khó.
Nông nghiệp vùng Bailundo rất kém phát triển, người dân chủ yếu trồng ngô, gần như không biết trồng rau xanh, đất đai bị bỏ trống rất nhiều. Sinh ra ở “đất lúa”, thạo nghề nông nên Đông đã bàn với các bạn đem kỹ thuật canh tác của người Việt để thay đổi cuộc sống nơi này. Từ thử nghiệm trồng các loại rau Việt Nam, thấy hiệu quả tốt, nhóm hướng dẫn người dân cách trồng rau giống ngắn ngày như dưa leo, cà chua, cải giống Việt Nam, hướng dẫn họ cách thu hoạch, thậm chí cả cách chế biến rau thành các món ăn như rau bí, rau khoai lang, bắp chuối… Về chăn nuôi, người dân nơi đây chủ yếu nuôi lợn và dê thả rông nên năng suất thấp. Nhóm đang hướng dẫn họ chăn nuôi đúng khoa học để có năng suất cao, đặc biệt là giống vịt có xuất xứ từ miền Nam Việt Nam (1 con vịt đẻ nơi đây đắt ngang 1 con dê). Đến nay, từ 3 con vịt giống xin từ thành phố Luanda của 1 gia đình Việt kiều, nhóm đã giúp người dân nhân giống thành công và hứa hẹn tiếp tục phát triển tốt.
Sau khi giúp người dân làm nông nghiệp, nhóm bắt đầu thực hiện một dự án hướng đến tương lai: Trong những năm tới sẽ hỗ trợ khoảng 5.000 học sinh miền núi ở đây có đủ điều kiện đi học. Nhà nước Angola miễn phí tiền học cho trẻ, còn đồng phục, sách vở, tiền ăn thì gia đình phải tự lo. Tuy nhiên, nhiều gia đình tiền ăn kiếm hàng ngày chưa đủ, đâu dư dả để cho con đi học. Thậm chí, các trường học ở vùng này xây từ năm 1980, cũ kỹ, hư hỏng nặng, nhà trường không đủ kinh phí mua bàn ghế, học sinh đến trường phải tự mang ghế ở nhà đi. Đông cho biết: Dự án mới bắt đầu được thời gian ngắn nên hiện tại nhóm mới hỗ trợ được gần 100 em ở bản xa mua quần áo, cặp sách, giúp các em đủ điều kiện đến trường. Nhóm cũng quyết định sửa lại những ngôi trường cũ, mượn nhà văn hóa thôn bản làm lớp học và tự bỏ tiền trả lương thuê giáo viên dạy học. Sắp tới nhóm sẽ chia nhau đến từng vùng lân cận, hỗ trợ thêm học sinh đến trường. Với các em mồ côi, neo đơn, nhóm đã bỏ kinh phí lập một trại trẻ mồ côi, mái ấm tình thương này hiện đang nuôi dạy 10 em từ 6 - 13 tuổi.
Nguyễn Đông hướng dẫn người dân Angola bảo quản hạt giống.
Đến những bản làng heo hút, do người dân chỉ đi bộ nên đường đi chỉ là những lối mòn nhỏ qua các ruộng ngô, bãi hoang, khi đưa vật liệu xây dựng về xây lớp học hay nhà văn hóa rất khó khăn. Nhóm đã vận động người dân tập trung làm đường, hiện hàng chục ki-lô-mét đường đã được hoàn thiện để xe ô tô, xe ba bánh chở nguyên vật liệu, thực phẩm về tận trung tâm các bản làng. Đặc điểm nhà ở truyền thống nơi này đều làm bằng đất, thấp, lụp xụp và chỉ có 1 cửa ra vào nên lúc nào trong nhà cũng tối. Sau khi tham khảo cách làm trên mạng, Đông và các bạn đã thử dùng chai nước gắn với mảnh tôn trắng để thu ánh sáng mặt trời thắp sáng và kết quả thật mỹ mãn. Đến nay, hàng nghìn căn nhà ở huyện Bailundo (nơi chưa có điện lưới) đã được thắp sáng bằng những thứ vật liệu tưởng như bỏ đi đó và được người dân trìu mến gọi bằng cái tên “Bóng điện mặt trời Việt Nam”!
Khi được hỏi về kinh phí giúp đỡ người dân nơi đây. Đông tâm sự: Vì khi còn làm thợ kỹ thuật xây dựng, rồi sau đó chuyển sang làm bãi xe nên bọn em lương cũng khá cao. Sau khi trích một phần gửi về quê để vợ con trang trải cuộc sống, bọn em có một khoản riêng định mở rộng kinh doanh. Song, khi thấy hoàn cảnh khốn khó của người dân bản địa, chúng em dồn hết vào làm từ thiện. Ngoài ra, Youtube cũng đem lại cho chúng em một khoản thu đáng kể. Về các kênh Youtube hiện nay, Đông cho biết: Ngoài kênh ban đầu của các thành viên như “Quang Linh Vlog” với trên 2,7 triệu lượt đăng ký, rồi đến kênh “Ẩm thực châu Phi” và bây giờ là kênh “Nông nghiệp Việt Nam ở châu Phi” với trên 700 nghìn lượt đăng ký thì kênh “Đông - Paulo Vlog” của riêng Đông mới lập cũng đã có gần 500 nghìn lượt đăng ký. Làm Youtube, ban đầu bọn em chỉ là quay lại những sinh hoạt hàng ngày của nhóm và người dân bản địa đăng lên để người thân ở quê xem và cảm nhận, không ngờ được ủng hộ rất nhiều. Đặc biệt là việc tặng quà, nhu yếu phẩm cho các em nhỏ nghèo ở Bailundo hoặc giúp người dân nơi đây làm nông nghiệp, xây dựng lớp học cho trẻ em…, bọn em nhận được sự hưởng ứng của người Việt trên toàn thế giới. Các mạnh thường quân cũng đã gửi kinh phí hỗ trợ giúp bọn em thực hiện ước nguyện của mình.
Vợ Đông, chị Trần Thị Nhụy (xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà) chia sẻ: Gần đây, do dịch bệnh bùng phát, công việc khó khăn, chồng em không có điều kiện gửi tiền về nhiều như trước kia. Nhưng mỗi tối xem Youtube, thấy anh ấy làm được nhiều việc ý nghĩa và được mọi người cổ vũ nên em rất tự hào. Em ủng hộ việc làm của anh ấy, chỉ mong anh ấy giữ gìn sức khỏe làm nhiều việc tốt ý nghĩa hơn nữa.
Tự hào vì những thanh niên giàu nhiệt huyết, đang góp phần mang cuộc sống mới cho người dân Angola, trong đó có chàng trai quê lúa Nguyễn Đông, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam, xin được dẫn lời ông Chủ tịch huyện Bailundo, tỉnh Huambo trong lễ khánh thành ngôi trường tại làng miền núi xa xôi Sanzala: Người Việt Nam mang đến cho chúng tôi khoa học về nông nghiệp, mang con chữ đến cho trẻ em nghèo, mang ánh sáng tình thương đến với người dân. Cảm ơn các bạn thật nhiều. Việt Nam trong trái tim chúng tôi!
Trong khi đó, việc trồng lúa mới chiếm 10% diện tích đất canh tác và cung cấp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Cộng với năng suất thấp, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên hàng năm châu Phi phải nhập khẩu từ 8 -10 triệu tấn gạo, trị giá từ 8 - 9 tỷ USD. Gạo ngày càng trở thành loại lương thực quan trọng nhất của người dân châu Phi và với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng gia tăng. Mặt khác, giá gạo hiện giờ không còn quá cao so với mặt thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi. Một số nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leone (88,6 kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm). Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria, Senegal, Côte d’Ivoire, Nam Phi, Ghana, Angiêri, Tanzania, Cameroon, Ghi nê… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và Nigeria, các nước châu Phi khác chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm giá rẻ. Năm 2011, châu Phi nhập khẩu khoảng 9,8 triệu tấn gạo. Các nước cung cấp gạo chính cho châu Phi là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và Mỹ. Trong đó, Thái Lan đứng đầu về số lượng và chủng loại gạo.
Năm 2011, gạo Việt Nam đã có mặt tại 31 quốc gia trên tổng số 55 nước châu Phi, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 707.909.900 USD, tăng 26,7% so với năm 2010 và chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Senegal (169.728.907 USD), Bờ Biển Ngà (138.811.439 USD), CH Guinea (78.078.861 USD), Ghana (77.029.790 USD), Cameroon (42.893.772), Angola (27.472.601USD), Sierra Leone (24.174.201 USD), Mozambique (22.054.121 USD), Liberia (22.019.238 USD), Algeria (19.834.900 USD), Tanzania (17.338.600 USD), CH Congo (11.783.654 USD), Sudan (10.074.080 USD), Benin (8.171.702 USD)…
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi chủ yếu qua trung gian là các thương nhân châu Âu và Libăng nên giá gạo Việt Nam vào châu Phi thường bị đẩy lên cao.
Một số khó khăn trong xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn hình thức xuất khẩu này bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu thông tin về đối tác nhập khẩu gạo châu Phi. Thứ hai là khó khăn trong khâu thanh toán. Khách hàng châu Phi thường muốn mua gạo theo hình thức trả chậm và giao hàng tại cảng đến (CIF), điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, Việt Nam và các nước châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí ngân hàng trung gian cao. Thứ ba là do khoảng cách địa lý xa xôi, lại thiếu các tuyến giao thông đường biển và đường không trực tiếp dẫn đến phí vận tải cao và tâm lý ngại tiếp cận thị trường này của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp châu Phi, nên dễ dàng trong việc giải quyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán.
Ngoài thiệt hại về giá cả, do xuất khẩu qua trung gian nên mặc dù người dân châu Phi ăn gạo Việt Nam hàng ngày nhưng nhiều khi không biết đến gạo Việt Nam. Mặt khác, công tác đầu tư xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cũng còn chưa được tốt. Theo Cục Sở hữu trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53% sản lượng lúa gạo cả nước, nhưng đến nay, việc xây dựng thương hiệu cho giống lúa địa phương chưa được quan tâm thích đáng. Trải qua 22 năm xuất khẩu gạo (từ năm 1989), Việt Nam đã đóng góp cho an ninh lương thực thế giới gần 80 triệu tấn gạo, nhưng chưa xây dựng được thương hiệu gạo cấp quốc gia.
Thời gian qua, doanh nghiệp cũng chưa khai thác được thị trường gạo đồ tại hai thị trường lớn là Nigeria và Nam Phi. Với dân số trên 160 triệu dân, Ni-giê-ri-a là một trong những thị trường lớn nhất Châu Phi, có nhu cầu tiêu thụ 5 triệu tấn gạo mỗi năm. Về chủng loại, Ni-giê-ri-a tiêu thụ chủ yếu loại gạo đồ, trong khi gạo trắng chỉ chiếm một phần nhỏ. Phần lớn gạo đồ nhập khẩu của Ni-giê-ri-a là từ Thái Lan (1 triệu tấn gạo từ Thái Lan năm 2010), ngoài ra còn có Ấn Độ, Pakistan.
Xác định châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo quan trọng nên Bộ Công Thương đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào khu vực này. Trong đó, nổi bật là công tác thông tin thị trường, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị chuyên đề xuất khẩu gạo sang châu Phi, cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam với các nhà nhập khẩu gạo khu vực Tây và Trung Phi...
Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại gạo tại các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nam Phi, Ghana, Benin, Tanzania, Angieri, Angola, Mozambique, Cameroun...
Nhằm xúc tiến các hợp đồng trực tiếp, Bộ Công Thương đã gửi công hàm đến Đại sứ quán một số nước châu Phi nhập khẩu nhiều gạo đề nghị Bộ Công Thương hai bên xem xét ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo với Việt Nam. Kết quả là tháng 6/2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương Sierra Leone đã dẫn đầu đoàn vào Việt Nam ký MOU về gạo. Cameroon, Kenya rất quan tâm tới hình thức này và đang xúc tiến để ký MOU về gạo với Việt Nam. Việc ký Biên bản ghi nhớ về thương mại gạo sẽ tạo khung pháp lý giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp gạo sang thị trường châu Phi mà không phải cạnh tranh với các đối thủ.
Tình hình xuất khẩu gạo sang châu Phi năm 2012
Liên Hiệp Quốc vừa công bố các số liệu mới nhất cho thấy vào thời điểm hiện tại dự trữ gạo trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua với số lượng trên 100 triệu tấn, tăng 3% so cùng kỳ năm 2011 và là mức cao nhất kể từ năm 2003. Lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, các vụ mùa bội thu trên thế giới đã làm tăng nguồn cung và giảm nhu cầu nhập khẩu. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, sản xuất gạo sẽ tăng 2,6% trong năm 2012 và đạt mức 462,75 triệu tấn, trong khi tổng nhập khẩu gạo toàn cầu giảm xuống còn 30 triệu tấn. Điều này đã được dự báo trước cho hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2012 sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo sẽ gay gắt hơn và giá gạo có xu hướng giảm, do các nước nhập khẩu chủ lực đang có lượng hàng tồn kho khá lớn. Các nước châu Phi trước đây có nhu cầu nhập khẩu gạo cũng tuyên bố sẽ giảm nhập khẩu trong năm 2012, do chương trình phát triển nông nghiệp của các nước đã phát huy tác dụng, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên…
Theo báo cáo xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2011, cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn gạo với trị giá 3,507 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam, nhất là loại có phẩm cấp trung bình và thấp chủ yếu nằm châu Á (67%) và châu Phi (23%) chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến trong năm 2012, nước ta sẽ xuất khẩu từ 6,5 - 7 triệu tấn gạo các loại.
Năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với những khó khăn từ các nước xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp. 6 tháng đầu năm 2012, Ấn Độ tích cực cạnh tranh bán gạo với giá thấp để giải quyết 26,3 triệu tấn gạo tồn kho. Myanmar cũng tuyên bố đẩy mạnh xuất khẩu gạo giá thấp trong năm 2012. Trong khi đó, năm 2011, do giá bán cao, xuất khẩu gạo Thái Lan giảm nên lượng gạo tồn kho lớn dẫn đến việc năm nay, Thái Lan sẽ phải đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải quyết lượng hàng này. Thực tế, trong năm 2011, xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam đã bị giảm 61%, trong khi gạo chất lượng loại 5% tấm tăng gần 20% và gạo thơm tăng hơn 100%.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tăng cường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao vào châu Phi, nhất là gạo thơm vào Tây Phi nhằm cạnh tranh với gạo từ Ấn Độ, Pakistan. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác thị trường gạo đồ ở Nigeria, Nam Phi, CH Guinea. Năm 2012, Việt Nam dự kiến xuất khoảng 400.000 tấn gạo đồ. Giá gạo đồ hiện đang ở mức tương đối cao so với gạo trắng. Theo đánh giá, mặc dù chất lượng gạo đồ Việt Nam chưa bằng gạo đồ Thái Lan, song lại tốt hơn Pakistan và Ấn Độ, nên có thể cạnh tranh với gạo của hai nước này tại thị trường châu Phi./.
Miễn phí giao hàng qua bưu điện cho đơn hàng trên 600K VNĐ. Đơn dưới 600K, phí ship từ 25k. Hỗ trợ nhận trong ngày tại HN và HCM.
Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập, ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam-tổ chức giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập (B2B Matching).
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam coi trọng việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Những nỗ lực trên cùng các biện pháp thu hút FDI hiệu quả đã giúp cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 438,7 tỷ USD tính đến hết năm 2023, lọt top 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới.
Tiềm năng thị trường to lớn, cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác hợp tác quan trọng tại châu Á của các quốc gia Trung Đông.
Thế nhưng, hiện nay vốn đầu tư từ khu vực Ả rập chỉ chiếm chưa đầy 1% trong tổng các dự án FDI tại Việt Nam, với số vốn chỉ chiếm 0,21% tổng số vốn FDI, những kết quả này còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông, châu Phi.
Trong khi đó, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước Ả Rập Trung Đông, châu Phi thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có tính chất bổ sung lẫn nhau.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông, châu Phi đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2005, đạt 2 tỷ USD năm 2005 lên 20,8 tỷ USD năm 2023.
Những biến động về chính trị, xã hội trong khu vực Trung Đông, châu Phi đã có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường này.
Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực này đang tăng nhanh (tăng 27,3%), đứng thứ hai so với thị trường châu Mỹ (tăng 28,3%). Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia Trung Đông, châu Phi trong các năm tiếp theo.
Ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra rằng: Hợp tác trong thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Ả Rập Trung Đông, châu Phi có tiềm năng lớn nhờ vào sự bổ sung về lợi thế và nhu cầu giữa các bên trong các lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng, bất động sản, du lịch cũng như lĩnh vực công nghiệp và chế biến.
Hiện nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Đông và châu Phi tập trung các mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy sản.
Các sản phẩm may mặc, giày dép, đồ điện tử và hàng gia dụng của Việt Nam có tiềm năng lớn tại thị trường này, nhất là tại các nước có dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng.
Ngược lại, Việt Nam có thể nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, và các sản phẩm hóa dầu từ Trung Đông để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Các nước châu Phi cũng cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu như bông, gỗ, khoáng sản, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam.
Cùng đó, các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi có nhu cầu cao về thực phẩm Halal nhập khẩu do hạn chế trong sản xuất nông sản, với dân số Hồi giáo chiếm hơn 40%, tiêu thụ các sản phẩm Halal, đặc biệt là thực phẩm chế biến, mỹ phẩm và dược phẩm ngày càng tăng cao.
Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến và đang nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu Halal. Bên cạnh đó, Việt Nam có chủ trương phát triển quan hệ với các quốc gia Trung Đông và châu Phi; trong đó, có thúc đẩy hợp tác sản xuất nhập khẩu, chứng nhận Halal. Đây cũng là điều kiện tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Halal.
Trong lĩnh vực logistics và vận tải biển, với vị trí chiến lược, Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển hàng hóa giữa châu Á và Trung Đông. Hợp tác với các công ty logistics hàng đầu tại Trung Đông, như công ty DP World sẽ giúp cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng trong khu vực, cũng như giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, Bắc Phi.
"Hiện tại, một số Tập đoàn hàng đầu khu vực này đã hiện diện tại Việt Nam trong lĩnh vực cảng biển và hệ thống kho bãi như Tập đoàn BW, góp phần tăng cường năng lực vận chuyển, phục vụ hoạt động thương mại giữa các khu vực," ông Trần Thanh Hải nhấnmạnh.
Ngài Bassam Tabajah - Chủ tịch Diễn đàn doanh nhân Ả Rập cho hay, trong những năm qua Ả rập đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt, trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và chúng tôi muốn kéo dài thành công này hơn nữa tại Việt Nam.
“Ngành Halal có nhiều cơ hội và tiềm năng và Ả rập mong muốn hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Cùng đó, mong muốn hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu…”, ngài Bassam Tabajah chia sẻ và hi vọng vào sự hợp tác có hiệu quả trong tương lai.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai-Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iraq, UAE và một số nước Trung Đông về những thành tựu to lớn về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế, thương mại của Việt Nam sau hơn 35 đổi mới.
Về quan hệ Việt Nam và các nước, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước; trong đó, có 18 nước là đối tác chiến lược (8 nước là đối tác chiến lược toàn diện). Việt Nam cũng có quan hệ thương mại với 124 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với sự ổn định về chính trị, các nước trên thế giới nhìn về Việt Nam như là một điểm đến để đầu tư.
“Năm 2023, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel đã được ký kết. Các doanh nghiệp Ả Rập rất quan tâm đến Việt Nam và mong muốn đầu tư, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam,” ông Nguyễn Quang Khai chia sẻ.
Tại buổi giao thương, các doanh nghiệp đã giới thiệu những thông tin ngắn gọn, tổng quan nhất gồm tên doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hợp tác mong muốn. Bên cạnh đó, đã diễn ra phiên kết nối B2B Matching giữa doanh nghiệp 2 nước, cũng như lễ ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các đối tác.
Ông Trần Thanh Hải cho hay, trong khuôn khổ tầm nhìn 2030 của Ả rập, đã ra đời Saudi Arabian Logistics (SAL) với chiến lược thúc đẩy chuyển đổi kinh tế của đất nước bằng cách trở thành trung tâm hậu cần vận tải toàn cầu, quản lý hàng hóa đẳng cấp thế giới cả đường không, đường bộ, đường biển thông suốt nối liền 3 châu lục gồm châu Á-châu Âu-châu Phi...
Cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (Hiệp định CEPA) đã kết thúc đàm phán và đang chờ phê chuẩn, đây là những cơ hội tốt để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cộng đồng doanh nghiệp Ả Rập Trung Đông, châu Phi tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và logistics thời gian tới.
“Đây là cơ hội để các doanh nghiệp hai khu vực gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường trong tương lai,” ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh./.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn.
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.
Thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm.
Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi với khối lượng đạt trên 600 nghìn tấn, trong đó, các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập. Đối với thị trường châu Phi, định hướng phát triển thị trường của Việt Nam cần củng cố thị phần các loại gạo trắng, hạt dài, rời hạt, gạo cứng, gạo đồ, gạo thơm; nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng và các điều kiện thanh toán, giao thương tại các nước châu Phi.
Châu Phi, hay còn được biết đến với tên gọi “lục địa đen”, không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên ngoạn mục, mà còn cả sự đa dạng văn hoá đến từ các quốc gia khác nhau. Vậy lãnh thổ Châu Phi gồm những quốc gia nào? Bản đồ du lịch Châu Phi chỉ dẫn nên đi đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Pan American Travel.