Trường Đại học FPT công bố xét tuyển thẳng và áp dụng cơ chế chuyển đổi tín chỉ với tất cả du học sinh tại các trường Top 1000 thế giới hoặc được xếp hạng 5 sao của QS về đào tạo. Du học sinh về nước có thể tiếp tục theo học và nhận bằng đại học của Trường Đại học FPT.
Trường Đại học FPT công bố xét tuyển thẳng và áp dụng cơ chế chuyển đổi tín chỉ với tất cả du học sinh tại các trường Top 1000 thế giới hoặc được xếp hạng 5 sao của QS về đào tạo. Du học sinh về nước có thể tiếp tục theo học và nhận bằng đại học của Trường Đại học FPT.
Nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các chương trình đào tạo và môi trường học tập quốc tế để học sinh Việt Nam có thể du học tại chỗ trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ngày 21/7, tại Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, Việt Nam có gần 200.000 DHS đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Trong thời điểm hiện nay nhiều DHS Việt Nam đang lúng túng, thì vai trò của các trường đại học là tạo điều kiện để DHS trở về được học ở môi trường tốt với chất lượng tốt. Đây là cơ hội để các trường trong và ngoài nước kết nối với nhau, đưa ra các chương trình đào tạo tốt. Với mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho người học, các đơn vị đào tạo chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế bảo đảm có chất lượng, tránh những rủi ro đáng tiếc cho người học, đồng thời góp phần để các cơ sở đào tạo nâng cao năng lực.
Phó PGS,TS Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, nhận định, các chính sách của Chính phủ và Bộ GD-ĐT đã tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các chương trình hợp tác quốc tế. Để thúc đẩy vấn đề này, Bộ nên có quy định các cơ sở đào tạo phải sử dụng một tỷ lệ kinh phí nhất định cho việc trao đổi hợp tác quốc tế, ví dụ như việc đưa sinh viên ra nước ngoài học tập hoặc ngược lại…
Bên cạnh đó, đại diện của Trường ĐH RMIT bày tỏ sự trăn trở, lo lắng chung của nhiều phụ huynh, học sinh khi tìm kiếm chương trình quốc tế tại Việt Nam và đề nghị Bộ GD-ĐT có cơ chế quản lý, quy định các cơ sở đào tạo phải công khai, minh bạch cho người học rõ đâu là chương trình liên kết đào tạo, đâu là chương trình quốc tế để có sự lựa chọn phù hợp.
PGS,TS Tiến sĩ Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT cho biết, tại Việt Nam hiện có 70 cơ sở giáo dục cung cấp khoảng hơn 400 chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Để bảo đảm quyền lợi cho người học và kiểm soát chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT đã rà soát toàn bộ các chương trình này và cho dừng đào tạo gần 200 chương trình chưa đạt yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ghi nhận các ý kiến đề xuất, đồng thời khẳng định, tiếp tục hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế; quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo, bảo đảm sự minh bạch về thông tin, tạo điều kiện tốt nhất cho người học./.
“Trong điều kiện hiện nay thì các trường phải chấp nhận và nên tạo điều kiện cho các DHS yên tâm về nước học tập. Có thể chương trình Việt Nam hơi khác, có thể có những môn các em chưa học thì tạo điều kiện phụ đạo, bổ túc thêm để các em hòa nhập vào chương trình Việt Nam. Đây cũng là cơ hội, qua đó để hiểu xem chương trình của ta sinh viên nước ngoài tiếp thu như thế nào? Theo tôi chương trình hiện nay của các trường ĐH dần dần nội dung phải quốc tế hóa. Hiện có 1 loạt trường ký với 34 nước khoảng 500 chương trình đào tạo…”- Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Môi trường học tập chuẩn quốc tế tại Đại học FPT tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện
“Theo quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, DHS chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định thì được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục ĐH trong nước.Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận DHS chưa tốt nghiệp về nước tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Ngay sau khi nhận chỉ thị từ Bộ GD-ĐT về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế (15-7), nhiều trường ĐH lớn đã có thông báo về việc này. Cụ thể ra sao?
* Du học sinh Việt Nam từ nước ngoài có nguyện vọng về nước học tiếp có thể được tiếp nhận ra sao? Con tôi từ nước ngoài về có thể học tiếp các chương trình liên kết nước ngoài tại các trường ĐH ở Hà Nội có được không? (Nguyễn Ngọc Liên, Ba Đình, Hà Nội)
– Ngày 16-7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố các yêu cầu tiếp nhận du học sinh Việt Nam cũng như sinh viên quốc tế có nhu cầu chuyển trường ĐH ở nước ngoài về học tại Việt Nam. Theo đó, trường sẽ căn cứ vào chương trình học tập và kết quả học tập của sinh viên ở nước ngoài để xem xét miễn và công nhận tín chỉ cho sinh viên theo quy chế đào tạo.
Các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có thể đăng ký học tập một số học phần theo nguyện vọng. Khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ được nhà trường cấp chứng nhận hoàn thành học phần kèm theo kết quả học tập (course certificate).
Ông Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Trường sẽ tiếp nhận những sinh viên đã học một kỳ ở nước ngoài và sinh viên quốc tế có nguyện vọng tới Việt Nam học. Các em có thể ghi danh theo danh mục chương trình quốc tế. Chúng tôi sẽ kiểm tra tài khoản học tập, nếu còn có hiệu lực (active) thì mới nhận.
Còn những em đã bỏ học thì không thể nhận. Trường chỉ nhận những em đang học ở các trường có thứ hạng tương đương (hoặc cao hơn) thứ hạng của trường trong bảng xếp hạng ĐH của một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín”.
Trường ĐH Bách khoa đã có phương án đón nhận những du học sinh Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu quá trình tuyển sinh hoặc nhập học tại một trường ĐH ở nước ngoài. Với đối tượng này, trường yêu cầu cần có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-level hoặc chứng chỉ tiếng Anh IELTS.
Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đang tìm cách “gỡ” đối với những du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học phổ thông, đã tốt nghiệp nhưng chưa được tuyển sinh đầu vào ở bất kỳ trường ĐH nào, nay muốn được về nước học ĐH.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Học sinh đã tốt nghiệp phổ thông tại Mỹ, Anh có thể nộp hồ sơ vào ĐH Quốc gia Hà Nội dưới diện xét tuyển học bạ. Nhưng với học sinh quốc tịch Việt Nam tốt nghiệp phổ thông ở nước ngoài nhưng chưa tham gia tuyển sinh đầu vào ở một trường ĐH nào tại nước ngoài thì chúng tôi đang chưa biết giải quyết thế nào.
Chúng tôi đang nghiên cứu trường hợp này. Nếu học sinh này đã được một trường ĐH nào ở nước ngoài nhận rồi thì có thể về đây dưới diện sinh viên trao đổi”.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết các trường tiếp nhận du học sinh Việt Nam về nước căn cứ theo thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
Điều 10, khoản 3 thông tư này có quy định lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục trong nước (hồ sơ theo quy định chi tiết tại điều này).
Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp tại cơ sở giáo dục của mình. Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường rà soát, mở rộng các đối tác phát triển chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các hình thức hợp tác giáo dục khác.
Các trường ĐH căn cứ vào quy định tuyển sinh hiện hành, căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập người học đã tích lũy trong thời gian học ở nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần.