Hướng dẫn đi xuất khẩu lao động hàn quốc
Hướng dẫn đi xuất khẩu lao động hàn quốc
- Trình độ văn hóa: tùy vào tính chất công việc và yêu cầu của công ty. - Sức khỏe: Người lao động sẽ được kiểm tra tại các cơ sở y tế hiện đại theo thông tư liên tịch số 10 ngày 16/12/2014 của Bộ Y Tế và được kết luận có đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia hay không. - Phải thi đạt chứng chỉ tiếng hàn EPS - TOPIK - Không có người thân sống bất hợp pháp tại Hàn - Không có tiền án, tiền sự. - Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hay cấm xuất cảnh Việt Nam.
Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
Đi xuất khẩu lao động theo hình thức này không được đảm bảo và khả năng xảy ra rủi ro rất cao khi phải bỏ ra một số tiền lớn .
Tổng chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc bao gồm:
- Phí tham gia kỳ thi EPS: 24 USD (khoảng gần 600 nghìn VNĐ) - 630 USD (khoảng 15 triệu VNĐ): tiền tập huấn, làm hồ sơ, tiền làm Visa và tiền vé máy bay - 500 USD (khoảng 12 triệu VNĐ): tiền này (tiền mặt) sẽ đem qua Hàn Quốc để mua bảo hiểm. 50 USD - phí bảo hiểm rủi ro, 450 USD - phí bảo hiểm hồi hương (xem như tiền cọc, sẽ nhận lại sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở Hàn Quốc và về Việt Nam hợp pháp.) - Tiền ký quỹ: 100 triệu VNĐ (Người lao động sẽ được trả lại số tiền này nếu người lao động mất trong thời gian lao động theo hợp đồng, hoặc phải về nước trước hạn, hoặc về nước hợp pháp đúng thời hạn.
Mức lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc trung bình 1 tháng của lao động Việt Nam khi còn tùy thuộc vào từng ngành nghề, tính chất công việc, thời gian cũng như khu vực mà bạn làm việc,… Tuy nhiên với mức thu nhập từ 20 – 35 triệu VNĐ mỗi tháng. Mức thu nhập này chưa tính nếu có làm việc thêm ngoài giờ.
Hầu hết những người muốn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc đều chọn đi theo hình thức này. Vì đây là cơ quan trực thuộc của chính phủ, có thể đảm bảo việc làm cho người lao động.
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc chủ yếu được xếp vào 4 nhóm ngành chính: sản xuất, nông nghiệp, xây dựng và đánh bắt thủy sản.Trong những năm qua, lĩnh vực ngành nghề có xu hướng mở rộng và đa dạng hơn. Từ việc là tu nghiệp sinh, thực tập sinh tại Hàn Quốc về các ngành nghề sản xuất, xây dựng, điện tử, dệt may, người lao động Việt Nam xklđ Hàn Quốc đã tham gia vào một số lĩnh vực khác như vận tải biển, đánh bắt cá, chăm sóc người bệnh và gia đình phụ tá.
Bao gồm các lĩnh vực chính như: cơ khí, máy móc, luyện kim, kim loại, điện và điện tử, dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ngành nghề này phù hợp nhất với người lao động có sức khỏe và trình độ kỹ thuật tốt, đổi lại người lao động sẽ có thu nhập khá cao, từ 25-35 triệu VNĐ, trong khi mức lương ở Việt Nam cho ngành này khá thấp, chỉ từ 8-15 triệu VNĐ. Do thu nhập cao, phù hợp với trình độ và sức khỏe của người lao động Việt Nam, chế độ đãi ngộ tốt từ chủ doanh nghiệp nên có đến 85% lao động Việt Nam lựa chọn đối tượng này khi đăng ký đi xklđ Hàn Quốc. Hầu hết các công việc trong ngành này đều có yêu cầu cả lao động nam và nữ khỏe mạnh, không mắc bệnh tật hay dị tật. (Lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc)
Các lĩnh vực chính bao gồm: Trồng rau củ quả trong nhà kính; chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Ngành nông nghiệp có thu nhập khá cao, dao động từ 25 - 32 triệu VNĐ (thu nhập cơ bản), cao hơn Việt Nam khoảng 2-3 lần. Tuy nhiên tỷ lệ người đi xklđ Hàn Quốc chọn loại hình nghề nghiệp này tương đối ít. Nguyên nhân là do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu làm việc ở các vùng nông thôn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn so với làm tại các xưởng sản xuất. Người lao động phải làm việc ngoài trời và cơ địa người Việt Nam không thể thích nghi được với thời tiết ở Hàn Quốc. Do đó, số lượng lao động Việt Nam lựa chọn ngành này ít hơn so với lĩnh vực sản xuất.
Các lĩnh vực chính như: lắp đặt bê tông cốt thép, giàn giáo, quét sơn, lắp đặt và vận hành máy xây dựng, máy trát tường. Đây là ngành đem lại thu nhập cao nhất trong 4 nghề chính khi đi xklđ Hàn Quốc. Tuy mức lương cơ bản chỉ từ 28-33 triệu VNĐ nhưng thu nhập ngoài giờ, thưởng, phụ cấp khá nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải có sức khỏe rất tốt và sức bền tốt, không phù hợp với lao động nữ. Người lao động yêu cầu phải có độ tuổi từ 24 - 35, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, không mắc các bệnh như: HIV, lao và các bệnh truyền nhiễm khác.
Mức thu nhập nhỉnh hơn nhiều so với các ngành nghề khác ở Hàn Quốc nhưng điều kiện làm việc rất nguy hiểm. Người lao động phải làm việc trên cao trong thời tiết khắc nghiệt (mùa đông nhiệt độ có thể xuống -8 ℃) nên số lượng lao động đăng ký ngành này khá thấp.
Các lĩnh vực chính bao gồm: đánh bắt và nuôi thủy hải sản.
Sở dĩ nghề cá thu hút ít lao động dù mức lương khoảng 30 - 35 triệu VNĐ là do đặc thù nghề này nguy hiểm với mức độ rủi ro cao và phải làm việc ngoài trời với thời tiết khắc nghiệt. Yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này khi xklđ Hàn Quốc cũng rất khắt khe. Người lao động muốn làm việc tại hiện trường phải trải qua các bài kiểm tra thể lực bao gồm: kiểm tra độ bám, độ bền kéo, độ bền cơ; Kiểm tra kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đây cũng là một phần nguyên nhân hạn chế lao động làm việc trong lĩnh vực thủy sản.
Thông tin xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2021 bao gồm những thông tin chi phí, mức lương, ngành nghề khi đi xuất khẩu Hàn Quốc
Trung tâm Phuong Nam Education là 1 trong những trung tâm dạy tiếng Hàn chất lượng và uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khóa học EPS- TOPIK tại trung tâm Phuong Nam Education sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tham gia kì thi năng lực tiếng Hàn EPS. Khóa học này dành cho cả những người chưa từng biết qua tiếng Hàn, hoặc đã học qua tiếng Hàn nhưng chưa vững kiến thức, cần ôn lại để đi thi. Ngoài khóa học EPS- TOPIK còn có khóa luyện thi EPS- TOPIK dành cho những người đã hoàn thành xong khóa học EPS - TOPIK. Trong quá trình học các bạn sẽ được phát giáo trình miễn phí, và số lượng học viên của mỗi lớp sẽ được giới hạn ở mức thấp để đảm bảo chất lượng bài học cho mỗi học viên.
Phuong Nam Education sẽ giúp bạn có thể đạt được mong muốn đi sang Hàn Quốc làm việc của mình.
Tags: Xuất khẩu lao động Hàn Quốc, xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2021, xuất khẩu lao động Hàn Quốc cần những gì, xuất khẩu lao động Hàn Quốc lương bao nhiêu, xuất khẩu lao động Hàn Quốc eps, đi xuất khẩu Hàn Quốc có khó không, có nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, nên đi du học hay xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Bước 1: Tham gia khóa học ôn thi kỳ thi năng lực tiếng Hàn EPS Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tham gia kỳ thi EPS - Lịch thi sẽ được thông báo trước 1-2 tháng để đăng ký. - Phí tham gia kỳ thi EPS: 24 USD - Đăng ký tại địa phương nơi đăng ký sổ hộ khẩu. Địa chỉ sẽ được thông báo cùng với thời gian đăng ký - Bạn phải tự đích thân đi nộp phí. Các trung tâm có thể hướng dẫn bạn nhưng không thể đăng ký thay cho bạn được. - Đây là bản đăng ký không thể sửa đổi khi bạn đã làm hồ sơ dự tuyển Bước 3: Tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn EPS Điều kiện bắt buộc để có thể đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc là phải đậu kỳ thi năng lực tiếng hàn EPS. Bước 4: Nhận kết quả Hồ sơ sẽ có trên trang web nếu bạn thông qua cả 2 vòng thi. Bước 5: Nộp tiền, ký quỹ Hợp đồng với Trung tâm lao động ngoài nước Ký quỹ số tiền 100 triệu VNĐ tại ngân hàng ở địa phương, nơi mình đăng kí sổ hộ khẩu. Bước 6: Tham gia khóa bồi dưỡng (bắt buộc) Bước 7: Ký hợp đồng lao động, nộp tiền, và xuất cảnh - Nộp số tiền đã chuẩn bị ở phần chi phí tại Trung tâm lao động ngoài nước. - Xuất cảnh Sau hoàn thành hợp đồng lao động ở Hàn Quốc và về nước 1 cách hợp pháp, sau 2 tháng có thể đến ngân hàng chính sách để nhận lại 100 triệu VNĐ ký quỹ ban đầu vì thời gian ký quỹ là 5 năm.
Trên đây là những thông tin về xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất, hy vọng có thể giúp các bạn đang có ý định xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2021 có thể thuận lợi đạt được mong muốn của mình nhé.