Cả ba đều là sinh viên tại Đại học Gunsan, gồm 1 nam và 2 nữ có độ tuổi từ 26 đến 29. Ba người này lần lượt nhập cảnh vào Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 28/3 đến 1/4. Sau khi xét nghiệm âm tính với Covid-19, họ được yêu cầu tự cách ly 2 tuần.
Cả ba đều là sinh viên tại Đại học Gunsan, gồm 1 nam và 2 nữ có độ tuổi từ 26 đến 29. Ba người này lần lượt nhập cảnh vào Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 28/3 đến 1/4. Sau khi xét nghiệm âm tính với Covid-19, họ được yêu cầu tự cách ly 2 tuần.
Theo kinh nghiệm và quan sát của mình, ông Đinh Công Bằng, chuyên viên công nghệ thông tin của chính phủ Mỹ ở Florida, cho rằng sinh viên quốc tế không phải là mục đích chính mà quy định này hướng đến.
Theo ông Bằng, chính quyền tổng thống Trump muốn ép tất cả trường đại học mở cửa trở lại vào học kỳ mùa thu, nhằm tạo hình ảnh "mọi thứ đã trở lại bình thường" trước ngày bầu cử 3/11. Sinh viên đi học bình thường cũng làm giảm khả năng họ tham gia biểu tình.
Ông Nhữ An Lâm Đức, đồng sáng lập nền tảng kết nối du học Moranow, cũng cho rằng đó là quyết định mang tính ép trường đại học phải mở của trở lại vào học kỳ mùa thu này.
Chính sách, về mặt pháp lý, không phải mới. Chính quyền chỉ thực thi luật đã có từ lâu. Theo luật của Mỹ, học sinh, sinh viên nước ngoài, nếu học online 100%, sẽ không được cấp visa F-1 để vào nước này.
"Mọi người đều biết điều này nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, chính quyền cho phép ngoại lệ ở học kỳ mùa xuân và hè vừa rồi. Đến nay, nước Mỹ lại thực hiện triệt để khiến nhiều du học sinh bất ngờ và hoang mang", ông Lâm Đức nói.
Nguyễn Thùy Trang, nghiên cứu sinh tại trường Kinh doanh Harvard, thuộc ĐH Harvard, Mỹ, cho biết sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19, chính phủ đã công nhận rằng để có thể bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên học tập, các trường đại học cần được dạy học trực tuyến.
Ngay sau đó, ngày 13/3, bộ phận Chương trình Sinh viên và Khách trao đổi (SEVP) thuộc Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), đã đưa ra công văn miễn trừ quy tắc yêu cầu học sinh, sinh viên thuộc dạng visa F-1 hoặc M-1 (không cư trú), phải học trực tiếp tại trường (in-person).
Theo công văn này, việc miễn trừ sẽ có hiệu lực trong suốt thời gian Mỹ trong tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Tuy vậy, ngay sau khi một số trường học công bố sẽ dạy online hoàn toàn, ICE đã đưa ra những chỉ thị mới, có ảnh hưởng rất lớn tới học sinh, sinh viên diện F-1 và M-1.
Cụ thể, sinh viên quốc tế có 2 lựa chọn, hoặc chuyển sang trường khác có phương án học trực tiếp và kết hợp (cả trực tiếp và trực tuyến), hoặc rời khỏi nước Mỹ. Những sinh viên không tuân thủ chỉ thị này, có thể đối mặt việc bị trục xuất.
Chỉ thị mới khiến hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế có thể không được trở lại Mỹ, hoàn thành khóa học theo dự kiến, chưa kể những rủi ro về sức khỏe do đại dịch Covid-19 gây ra.
Nguyễn Hồng Liên, sinh viên năm cuối ĐH Northwestern (bang Illinois, Mỹ), cho biết đối người học năm cuối, chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm ở Mỹ.
Bởi, nếu không có visa F-1, các bạn sẽ không đủ điều kiện đăng ký chương trình OPT - giấy phép cho sinh viên quốc tế làm việc hợp pháp tại Mỹ, sau khi tốt nghiệp.
Ông Đinh Công Bằng có nhiều năm hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ về chọn trường, ngành nghề, tìm việc và định cư ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.
Ông Đinh Công Bằng cho biết tính riêng hai ĐH Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), khoảng 9.000 sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng. Nếu không mở cửa, số sinh viên này phải về nước. Đây là sự xáo trộn rất lớn trong hoạt động của những trường đại học này.
Thực tế, sinh viên quốc tế đang đóng góp lớn vào chính sách kinh tế của các trường bằng những khoản tiền học phí. Ngoài ra, nhiều sinh viên khác đang làm trợ lý giảng dạy và trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư. Nếu không có sinh viên quốc tế, các trường đại học không thể hoạt động bình thường.
Sinh viên cần bình tĩnh và theo dõi phương án học tập của trường để đưa ra quyết định chính xác. Phần lớn trường sẽ chốt phương án học tập của kỳ học mùa thu muộn nhất ngày 15/7.
Đây cũng chính là lý do khiến ông Lâm Đức và nhiều chuyên gia giáo dục tin rằng các trường đại học sẽ hành động hoặc để phản đối quyết định của chính quyền tổng thống Trump, hoặc tìm cách lách luật để đảm bảo quyền lợi sinh viên.
Hiện, ĐH Harvard và MIT đã nộp đơn kiện Bộ An ninh nội địa (DHS) và Cơ quan thực thi hải quan và di trú Mỹ (ICE) về những quy định mới liên quan cấm du học sinh được ở lại Mỹ khi trường chuyển hoàn toàn sang giảng dạy online.
"Nhiều trường khác cũng sẽ tham gia vào vụ kiện này hoặc họ sẽ tổ chức dạy trực tiếp kết hợp online để đảm bảo sinh viên vẫn xin được visa ở lại Mỹ", ông Lâm Đức dự đoán.
Ông Phạm Đỗ Thắng, Giám đốc phát triển kinh doanh của tổ chức tư vấn du học ATS, thông tin ngay sau khi nhận được thông báo từ chính phủ Mỹ về hạn chế visa đối với du học sinh học trực tuyến 100%, rất nhiều trường đại học, cao đẳng cộng đồng và trung học của Mỹ đã gửi email đến du học sinh và các đối tác tuyển sinh.
Email thông báo họ sẽ duy trì hình thức học trực tiếp tại trường hoặc nếu buộc phải học trực tuyến qua mạng, cũng sẽ giới hạn số tín chỉ và sẽ kết hợp với học trực tiếp.
Khảo sát của "The Chronicle of Greater Education" - trang web chuyên về giáo dục ở Mỹ - cập nhật đến ngày 8/7 cho thấy chỉ có 8% trong số 1.100 trường đại học được khảo sát của Mỹ sẽ dạy online hoàn toàn trong học kỳ mùa thu 2020.
60% trong số này vẫn duy trì mô hình học tập trực tiếp tại trường và hơn 23% có kế hoạch dạy kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Bạn Nguyễn Thùy Trang, nghiên cứu sinh trường Kinh doanh Harvard, khuyên du học sinh nên trao đổi với giảng viên, nhà trường về nhu cầu mở các lớp học trực tuyến kết hợp trực tiếp. Ảnh: NVCC.
Trong tình huống hiện nay, Đinh Công Bằng cho rằng sinh viên nên theo dõi sát thông tin của các trường và chủ động lên nhiều phương án khác nhau.
Nếu chỉ thị mới vẫn được áp dụng và trường đại học dạy online 100%, sinh viên có thể chuyển tiếp sang một trường trung học hoặc đại học khác.
Sinh viên quốc tế trong cùng một trường hay một chương trình nên chủ động yêu cầu khoa, trường mở các lớp "hybrid" - học trực tuyến kết hợp trực tiếp.
"Tôi cho rằng khả năng chỉ thị mới đi vào thực tế không cao vì có một số khả năng xảy ra: Chính quyền Tổng thống Trump có thể ngừng không tiến hành, rút chỉ thị; các trường có thể thắng kiện (Harvard và MIT đã khởi kiện); nhiều trường đề cập việc thiết kế các lớp 'hybrid' để lách luật", ông Bằng nhận định.
Bà Đoàn Thị Minh Phượng, người sáng lập tổ chức tư vấn du học APUS, cho biết ở Mỹ có chương trình cho sinh viên thực tập trong quá trình học. Các bạn có thể học một kỳ, đi làm một kỳ, tối đa 12 tháng.
Trong lúc ICE không cho sinh viên quốc tế học 100% online vào học kỳ mùa thu, việc thực tập theo diện CPT là một giải pháp, nhưng phải được nhà trường đồng ý.
"Hiện, người Việt ở Mỹ giúp nhau bằng cách giới thiệu cho sinh viên chịu ảnh hưởng của chỉ thị mới nhận công việc thực tập tại nơi họ làm việc. Tuy nhiên, việc này phải có sự đồng ý của cả phía trường và công ty thực tập nên không phải bạn nào cũng phù hợp. Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp tình thế tốt cho một số sinh viên", bà Phượng cho biết.
Mặt khác, các chuyên gia khuyên sinh viên liên lạc liên tục với bộ phận sinh viên quốc tế của trường để nhận thông tin chính xác về chính sách và kế hoạch của trường mình. Mỗi trường sẽ có một phương án khác nhau.
"Các bạn cần bình tĩnh và theo dõi phương án học tập của trường là gì để đưa ra quyết định chính xác. Phần lớn trường sẽ chốt phương án học tập của kỳ học mùa thu muộn nhất ngày 15/7. Các em hãy kiên nhẫn chờ đợi đến ngày này", ông Phạm Đỗ Thắng nói.