tin tức về Du học sinh bị đánh chết ở Osaka - Du hoc sinh bi danh chet o Osaka
tin tức về Du học sinh bị đánh chết ở Osaka - Du hoc sinh bi danh chet o Osaka
Cùng với đó, theo Tiến sỹ Anh, khi trẻ em làm tổn thương một người khác, cũng chính là biểu hiện tổn thương của chúng ở bên trong. Chính các bạn nhỏ này đã từng bị các hành vi bạo lực như vậy lên cơ thể. Từ đó, chúng lại tìm cách chuyển dịch nỗi đau đó sang những người xung quanh. Đặc biệt, trong việc quản lý thông tin hiện nay đang quá dễ dãi để cho trẻ em tiếp cận những thông tin độc hại.
“Ngay từ bé, phụ huynh dễ dàng vất cho con điện thoại, máy tính mà không hề kiểm soát nội dung bên trong đó. Cùng với đó, phong cách sống “giang hồ mạng” thời gian qua được cổ súy. Tất cả điều đó, thời gian qua trẻ em vô hình chung là nạn nhân của những xâm hại qua mạng. Và đây là xâm hại về tinh thần, khi trẻ em đã có nỗi đau, sự xâm hại đó chúng tìm cách trút lên người khác”- TS Anh thông tin.
Hiện nay, các tổ chức quốc tế cũng có khuyến cáo rất nhiều đối với thanh thiếu niên. Người ta có nói là thế kỷ 21 là thế kỷ dựa vào kỹ năng, một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà người ta đề xuất đến là “kỹ năng làm chủ bản thân”.
Trong câu chuyện làm chủ bản thân, thì làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi là điều rất quan trọng. Yếu tố thứ hai là làm chủ các mối quan hệ, cần phải học các kỹ năng về giao tiếp và xử lý khủng hoảng.
Ở đây, cá nhân TS Anh đề xuất, không được xem nhẹ việc đưa các kỹ năng về quản lý bản thân, quản lý cảm xúc vào trong trường học. Điều này cần trở thành tiết học bắt buộc để bản thân học sinh, thầy cô giáo nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, thái độ của mình đối với tác động của bên ngoài cộng đồng. Và trong câu chuyện này không thể nào chỉ cần đẩy trách nhiệm sang nhà trường, mà rất cần trách nhiệm của gia đình.
Các cụ ngày xưa có nói “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, nếu chúng ta không có quy định, giáo dục trong gia đình dẫn tới trẻ em ra ngoài không tuân thủ quy định của pháp luật.
Cùng với đó, theo TS Anh, không thể không nhắc tới vai trò của truyền thông, xã hội. Chúng ta cần phải có nhiều chương trình hơn nữa cho thanh thiếu niên, cần có nhiều diễn đàn, có nhiều chuyên gia giải đáp, tư vấn, xây dựng tình huống cụ thể để có thể hướng dẫn cho trẻ em. Cuối cùng, nhà trường phải lồng ghép tuyên truyền các quy định của pháp luật vào hoạt động của nhà trường cũng như môn học để trẻ en hiểu rõ hơn mà không vi phạm, đánh mất tương lai của mình.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một quân nhân chết trong khi đang thi hành “nghĩa vụ quân sự” ở tỉnh Thái Nguyên. Các giới chức nói quân nhân này “tự tử” nhưng gia đình cáo buộc anh này bị đồng đội “tra tấn đến chết.”
Truyền thông tại Việt Nam cho hay, quân nhân này là Trần Đức Đô, 19 tuổi, quê xã Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là quân nhân tại Tiểu Đoàn 4, Đại Đội 14, trường Quân Sự Quân Khu 1, tỉnh Thái Nguyên.
Báo Thanh Niên cho hay, hôm 30 Tháng Sáu, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Đức, cục trưởng Cục Tuyên Huấn, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng CSVN, cho biết các cơ quan hữu trách đang điều tra làm rõ nguyên nhân quân nhân bị chết trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo phúc trình của Cục Tuyên Huấn, hôm 26 Tháng Sáu, Đại Đội 14 tổ chức cho lính ra thao trường huấn luyện theo kế hoạch. Khoảng 2 giờ chiều 28 Tháng Sáu, trong lúc chuẩn bị huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô “báo cáo chỉ huy đơn vị ra ngoài đi vệ sinh do bị đau bụng.”
Vẫn theo phúc trình, khoảng 20 phút sau, không thấy anh Đô quay lại, chỉ huy Đại Đội 14 đã cử ba người đi tìm thì thấy anh Đô “đang trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện khoảng 50 mét, nên đã đỡ anh Đô xuống và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên. Đến 3 giờ 30 chiều cùng ngày, bệnh viện thông báo anh Trần Đức Đô đã tử vong.”
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Trung Tướng Dương Đình Thông, bí thư đảng ủy, chính ủy Quân Khu 1, Bộ Quốc Phòng, cho rằng: “Hiện chưa có kết luận cụ thể, nhưng câu chuyện quân nhân bị đánh dẫn tới tử vong là không chính xác. Qua kết quả pháp y ban đầu, không phải do đánh đập, mà các vết bầm, xước ở cổ quân nhân Trần Đức Đô có thể do quá trình giãy giụa, vùng vẫy nên bị dây thừng siết chặt, cọ xát gây ra; còn vết tím trên ngực là trong quá trình ép lồng ngực cấp cứu.”
Tuy nhiên, báo VNExpress cho hay: “Trần Đức Đô là quân nhân tốt nên được chọn đi học lớp đào tạo tiểu đội trưởng và mới về trường Quân Sự Quân Khu được hơn một tuần. Đơn vị cho hay anh Đô không có mâu thuẫn với đồng đội, biểu hiện tâm lý cũng bình thường.”
Người nhà anh Đô cho biết anh viết đơn xung phong và lên đường nhập ngũ hôm 16 Tháng Giêng. Sau ba tháng huấn luyện tại tỉnh Bắc Giang, hơn một tuần nay anh Đô được chuyển đến Tiểu Đoàn 4, Đại Đội 14, để tham gia huấn luyện đào tạo tiểu đội trưởng.
Nhận tin báo vào chiều 28 Tháng Sáu, gia đình anh Đô đến bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên thì thấy anh Đô đã chết.
“Trên người em tôi có nhiều vết thương ở vùng đầu, lưng và ngực. Gia đình mong sự việc phải được làm sáng tỏ, điều tra rõ nguyên nhân,” người thân của anh Đô nói.
Nói với báo VTC New, ông Trần Đức Hội, cha anh Đô, cho biết gia đình đang rất đau buồn trước sự ra đi đột ngột của con trai.
“Khoảng 5 giờ ngày 28 Tháng Sáu, tôi nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu Đô gọi đến báo với gia đình là cháu bị đột quỵ tại thao trường. Đến 10 phút sau thì họ lại gọi bảo con tôi đang nguy cấp được cấp cứu tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên nên gia đình tôi tức tốc lên trên đó. Đi được nửa đường, tôi lại nhận được điện thoại nói con tôi có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử khiến chúng tôi rất hoang mang. Khi gia đình tôi đến nơi thì những người của quân đội không cho gặp ngay mà cứ đưa đi vòng vèo, khi tôi thấy thi thể của con thì cháu đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt.”
Thay mặt gia đình, ông Hội bày tỏ “mong muốn các cơ quan hữu trách của Quân Khu 1, Bộ Quốc Phòng sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Đô tử vong.”
“Cháu nói học phổ thông xong rồi, tương lai còn dài nên muốn nhập ngũ. Con trai tôi nói có tình yêu với quân đội nên tự nguyện viết đơn xin đi lính,” ông Hội nói thêm với báo Zing.
Trong khi đó, một video clip đăng trên mạng xã hội về lễ tang của anh Đô, người dì của quân nhân này kể: “Cháu tôi có gọi điện cho tôi, chỉ 30 giây thôi. Cháu nói rất nhanh và rất sợ. Cháu bảo là chỉ huy là hay đánh cháu đấy. Tôi có bảo là ‘Thế có sao không?’ Cháu chỉ bảo là ‘Thôi cháu không sao đâu. Đừng nói với bố mẹ cháu’. Cách mấy ngày sau là ngày 25 Tháng Sáu, tôi nhận được tin nhắn như thế của cháu báo là cháu đi Đà Lạt một tháng trời và bảo với bố mẹ cháu là một tháng sau cháu không liên lạc nữa đâu. Và 28 này lại bảo cháu tôi tự tử là thế nào?”
Các video clip khác được gia đình quay lại sau khi nhận xác Trần Đức Đô cho thấy thi thể của quân nhân này có nhiều vết thương trên đầu, sau gáy, trên ngực, miệng… mà theo người nhà tố cáo là “toàn chỗ hiểm” và giống như “bị tra tấn dã man.”
“Nó đánh cháu tôi… mà nó kêu là cháu tôi thắt cổ. Chết rồi, nó còn thắt cổ để báo cho người nhà là cháu tôi tự tử. Mà hôm qua cháu tôi gọi điện thoại còn cười tươi… Xin mọi người chia sẻ để cháu tôi được minh oan. Nó đánh chết cháu tôi giờ nó tạo hiện trường giả đây này…,” thân nhân của quân nhân Trần Đức Đô cáo buộc trong một video đăng trên YouTube.
Trên mạng xã hội facebook, nhiều người tường thuật cho biết, trong lúc các giới chức muốn nhanh chóng làm lễ an táng nạn nhân Trần Đức Đô thì gia đình muốn giữ lại thi thể để “có bằng chứng” là anh bị đánh chết.
Nhiều người dân trong làng đã chung tay mua tủ đông đá để ướp lạnh thi thể anh Đô, nhưng đã “đột ngột bị cúp điện” và đường vào nhà anh Đô còn bị lập hai “chốt chặn kiểm tra COVID-19,” mà theo nhiều người là hành động quen thuộc của nhà cầm quyền CSVN vì sợ dân chúng nổi loạn. (Tr.N) [kn]
Ngày 7.9, Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và lực lượng chức năng Campuchia khẩn trương điều tra vụ án lừa người sang Campuchia; đồng thời tiến hành truy xét nhóm người liên quan đến hành vi giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam xảy ra ngày 25.8 tại An Giang và tỉnh Kandal, Campuchia.
Công an tỉnh An Giang lấy lời khai của bị can Trương Văn Chung "mắc xích" quan trọng của vụ án